Xăng dầu nhập khẩu chiếm chiếm 42,ậpkhẩuxăngdầutừMalaysiatătỉ số bóng dá64% nguồn cung trong nước Tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu tại Việt Nam thấp hơn mức bình quân chung Giá xăng dầu điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành ngày 21/8 |
Cơ cấu lượng xăng dầu nhập khẩu ở các thị trường chủ lực và những thị trường khác. Biểu đồ: T.Bình. |
Theo Tổng cục Hải quan, tháng 7 cả nước nhập khẩu 922 nghìn tấn xăng dầu các loại, giảm 11,8% so với tháng trước; tổng kim ngạch đạt 725 triệu USD, giảm 3,7%.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 6,13 triệu tấn xăng dầu các loại, với tổng kim ngạch 4,88 tỷ USD, tăng 12,7% về lượng, nhưng giảm 14,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, hai mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dầu diesel và xăng. Cụ thể, lượng dầu diesel nhập về đạt 3,35 triệu tấn, tăng 6,2%, chiếm 55% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước; xăng nhập về đạt 1,28 triệu tấn, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 21% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước.
Việt Nam nhập khẩu xăng dầu các loại chủ yếu ở các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan…
Trong đó, lượng nhập khẩu ở Hàn Quốc Singapore và Malaysia tăng mạnh nhưng giảm ở thị trường Thái Lan.
7 tháng đầu năm Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất với 2,46 triệu tấn, tăng 13,5%.
Tiếp đến là: Singapore đạt 1,55 triệu tấn, tăng 105,6%; Malaysia đạt 1,03 triệu tấn, tăng 26,7%.
Trong khi đó nhập khẩu từ Thái Lan chỉ là 528 nghìn tấn, giảm 25%.
Với 5,568 triệu tấn, riêng 4 thị trường chủ lực ở châu Á chiếm đến 90,8% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng đầu năm.