【kqbd dusseldorf】Những thước phim Gạc Ma
Khi tôi hỏi cựu chiến binh Lê Hữu Thảo,ữngthướcphimGạkqbd dusseldorf tiểu đội trưởng phụ trách cắm cờ trên bãi đá ngầm Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, rằng hoàn cảnh của những người lính trở về ra sao, ông ngập ngừng.
Ông bảo rằng bây giờ kể ra thì dài lắm, không hết được. Phần lớn là cơ cực, kể cả những người còn sống nhưng mang trên mình vết thương chiến tranh hay là những người vợ, người con ở lại khi người chồng đã vĩnh viễn nằm xuống ở Gạc Ma ngày hôm ấy.
Mỗi người đàn ông trong gia đình ngã xuống, hay là mang về từ chiến trường một vết thương, đều là những bi kịch của một gia đình nhỏ: Một người lính Gạc Ma bị những cơn đau đầu hành hạ, mỗi khi lên cơn lại đánh vợ con, rồi ra đi để lại mái nhà nghèo khó; một cô gái không biết làm cách nào để sống, chỉ biết viết thư cho Bộ trưởng Bộ Y tế, nói rằng cháu là con gái của liệt sĩ Gạc Ma, mẹ đau yếu và anh trai tàn tật, mong tìm được một việc làm.
Cô gái ấy đã được Bộ trưởng giúp đỡ tìm một việc làm gần nhà để chăm sóc anh trai và mẹ. Nhưng đó chỉ là một trong số ít những số phận được nhắc đến, và có lẽ là bởi cô còn biết dùng Internet để gửi thư cho Bộ trưởng. Năm nay, tôi liên lạc lại, cô nói rằng mỗi lần nhắc đến cha mình vẫn khóc. Cô gái sinh năm 1988, đúng vào năm mà cha đã hy sinh. Cô khó mà có ký ức gì về cha. Tôi tự hỏi, nước mắt ấy, có phải là nước mắt của cơ cực?
Tôi hỏi ông Lê Hữu Thảo rằng ông có nguyện vọng gì cho cá nhân mình và những người lính ngày ấy. Ông bảo rằng cuộc sống khó khăn thật, nhưng rồi cũng sẽ tìm ra cách khắc phục. Nếu có một điều ước nguyện, ông chỉ muốn rằng mỗi dịp kỷ niệm, có một lời chia buồn, chia sẻ từ các cấp chính quyền đến những gia đình liệt sĩ và cựu binh Gạc Ma. Nhưng ông đợi đến tận hôm nay vẫn chưa có.
Sự kiện diễn ra trên bãi đá ngầm Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, nhắc lại vẫn không thừa. Hôm ấy, các tàu chiến Trung Quốc trang bị pháo đã bắn chìm và cháy ba tàu vận tải của Việt Nam tại đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa. 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã ngã xuống.
Khi tôi lục tìm tư liệu về hải chiến Trường Sa năm 1988 trong Thư viện Quốc gia, có một số báo khiến tôi rất ấn tượng. Đó là báo Hà Nội Mới ngày 17/3/1988, tức là 3 ngày sau khi diễn ra sự kiện.
Hôm ấy, căng thẳng vẫn tiếp diễn. Theo tường thuật trên trang nhất, các tàu của Việt Nam khi ấy vẫn đang bốc cháy và nhiều chiến sĩ vẫn đang kẹt lại. Và ngay cả khi Việt Nam cử tàu cắm cờ chữ thập đỏ, không mang vũ khí tiến lại gần để cứu hộ, các tàu chiến Trung Quốc vẫn ngăn cản.
Nhưng điều làm tôi ấn tượng nhất trong số báo hôm ấy, là một dòng tin ngắn. Bên cạnh những tường thuật về tình hình diễn ra tại Gạc Ma, có một dòng tin chưa đầy 100 chữ về việc “Xí nghiệp phim đèn chiếu TW ra mắt chùm phim đèn chiếu về Trường Sa, Hoàng Sa”.
Thế hệ tôi không biết phim đèn chiếu là gì. Nhưng chính vì thế mà trí tưởng tượng của tôi đi xa. Về những sân xí nghiệp, sân hợp tác xã, nơi bao nhiêu con người tụ tập lại để xem những thước phim về chủ quyền qua hình thức tiếp nhận thông tin “cao cấp” của thời ấy.
Ba ngày, chỉ ba ngày sau trận hải chiến, khi tàu của ta vẫn đang bốc cháy, một chùm phim ra mắt. Chỉ ba ngày khi Gạc Ma bị chiếm, chúng ta đã hành xử với sự kiện bằng một tâm niệm rõ ràng: cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền là lâu dài, dai dẳng, và cần nhận thức của cả dân tộc.
Nhưng tôi tự hỏi rằng cái tinh thần của những thước phim đèn chiếu năm 1988 ấy bây giờ ra sao? Khi mà sự kiện Gạc Ma vẫn chưa được nhắc một dòng trong sách giáo khoa.
Lịch sử vẫn đang chiếu cho chúng ta những thước phim nhoang nhoáng trước mắt, bằng số phận những con người trở về từ chiến trận, bằng chính những gì đang diễn ra ngoài biển đảo hôm nay. Và chúng ta đối xử với những thước phim ấy như thế nào.
Ông Thảo bảo tôi rằng không gì là muộn, 10 năm 20 năm là dài với đời người nhưng với lịch sử chỉ là cái chớp mắt. Ông muốn trận Gạc Ma được nhắc đến trong sách giáo khoa. “Những người như tôi thì đất nước này nhiều lắm”, ông nói, từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay, đất nước này ra ngõ gặp anh hùng, “chúng tôi chỉ là một lát cắt nhỏ trong tinh thần ấy thôi”.
Không vinh danh cũng chẳng đáng kể gì. Người thiệt thòi, nếu lịch sử không được nhắc đến, ông Thảo nói, chính là thế hệ trẻ - những người không được biết về tinh thần ấy.
Năm nay, báo chí đã nhắc nhiều hơn đến Gạc Ma, tại Khánh Hòa Khu tưởng niệm 64 người lính hy sinh năm ấy đang thành hình... nhưng liệu điều đó có đủ để khỏa lấp lý do "im lặng vì đại cục" của những người còn trách nhiệm.
Theo Đức Hoàng/vnexpress.net