【soi kèo campuchia】Đẩy mạnh ứng dụng khoa học vào sản xuất
Thời gian qua,Đẩymạnhứngdụngkhoahọcvosảnxuấsoi kèo campuchia Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Hậu Giang (trung tâm) trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh đã không ngừng nỗ lực vượt khó, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để góp phần hỗ trợ và hoàn thành nhiệm vụ phát triển KH&CN tỉnh nhà.
Một góc khu thực nghiệm khoa học công nghệ và lưu trữ nguồn gen.
Những ngày mới thành lập, trung tâm chỉ là 1 phòng nhỏ với hơn chục nhân viên cùng làm việc trong điều kiện chật hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên phần nào làm hạn chế đến việc phát huy hiệu quả ứng dụng khoa học vào thực tế. Thạc sĩ Đặng Thị Thanh Loan, nhân viên trung tâm nhớ lại: “Hồi mấy năm mới chia tỉnh, quá trình làm việc, đi lại công tác vất vả lắm. Trong khi kiến thức khoa học của nông dân còn hạn chế lắm nên mỗi lần triển khai ứng dụng đề tài, dự án là cán bộ chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân cùng phối hợp thực hiện. Đơn cử như lần vận động họ tham gia dự án khóm theo chuẩn VietGAP vất vả vô cùng, vì người dân còn quen với tập quán canh tác cũ”.
Vất vả, khó khăn là vậy nhưng hơn 10 năm qua, cùng với ngành KH&CN tỉnh, trung tâm đã có những đóng góp tích cực cho địa phương, góp phần đưa tỉnh nông nghiệp Hậu Giang phát triển về mọi mặt. Trong đó, có những ứng dụng mang lại hiệu quả không nhỏ trên cây khóm, mía, cùng nhiều loại vật nuôi, cây trồng khác như dự án về “Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng Dừa uống nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang”.
Những đóng góp này còn có sức lan tỏa, thúc đẩy sự hình thành vùng sản xuất tập trung cho tỉnh như vùng khóm, mía nguyên liệu, trái cây có múi. Mặt khác, trên cơ sở định hướng phát triển chung của tỉnh, hàng năm, cán bộ nhân viên trung tâm đã chủ động triển khai nhiều hoạt động, hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hóa, đẩy mạnh công tác ứng dụng những mô hình hay cách làm mới, tuyển chọn những giống vật nuôi, cây trồng triển vọng, có năng suất, phẩm chất vượt trội để nhân rộng, góp phần gia tăng giá trị sản xuất. Trong đó phải kể đến việc hỗ trợ nông dân vùng đất phèn huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất khóm.
Cụ thể là những năm qua, trung tâm đã thực hiện không ít đề tài, dự án trên cây khóm giúp gia tăng năng suất, chất lượng cho vùng khóm nguyên liệu cho tỉnh. Đặc biệt là phối hợp cùng các phòng chức năng trực thuộc Sở KH&CN xây dựng thành công nhãn hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang, góp phần gìn giữ và phát huy phẩm chất loại trái cây chủ lực này của tỉnh. Ông Vu Suổi, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Thắng, ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Bà con khu vực trồng khóm ở đây mấy năm nay đổi đời nhờ ứng dụng được mô hình trồng khóm VietGAP của trung tâm. Nhờ vậy, sản phẩm khóm thu hoạch được đảm bảo chất lượng, đầu ra cũng ổn định và bán được giá cao hơn trước”.
Ngoài ra, được sự quan tâm hỗ trợ từ các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiều mô hình ứng dụng khoa học hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung như mô hình cấy nấm xanh phòng trừ rầy nâu hại lúa, nuôi thả ong ký sinh. Các mô hình hiện được ứng dụng và chuyển giao rộng rãi tại nhiều địa phương trong tỉnh như Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, góp phần giúp nông dân tiết giảm chi phí sản xuất, kiểm soát dịch hại cho cây trồng. Chị Nguyễn Thị Bé Đào, ở ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy đã ứng dụng kỹ thuật sản xuất chế phẩm nấm xanh quy mô nông hộ do cán bộ trung tâm hướng dẫn từ năm 2015.
Chị Đào cho rằng, hiệu quả của mô hình đã giúp cho gia đình chị hạn chế được số lần phun xịt thuốc trừ rầy, lúa đạt năng suất cao hơn so với lúc chưa áp dụng mô hình. Có thể nói, đây là những mô hình tuy nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn. Nó vừa giúp nông dân sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Theo bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ, hiện nay, đơn vị được giao 26 biên chế. Với lực lượng cán bộ, nhân viên đông đảo, trẻ khỏe sẽ là điều kiện để trung tâm tiếp tục nỗ lực cống hiến, góp sức cho hoạt động khoa học tỉnh nhà. Bên cạnh đó, đơn vị đã được đầu tư trụ sở mới khá khang trang, với đầy đủ phòng chức năng, dụng cụ nghiên cứu tiên tiến.
“Thời gian tới, trung tâm sẽ cố gắng phát huy có hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để tiếp tục nghiên cứu ra những vật nuôi, cây trồng có tiềm năng, hoặc duy trì, bảo tồn những nguồn gen quý của địa phương để sau này phục vụ cho nhu cầu sản xuất của bà con. Nhất là trung tâm sẽ tiếp tục nhân tạo ra những vật nuôi, cây trồng sạch bệnh như chuối cấy mô sạch bệnh, quýt đường sạch bệnh từ cây đầu dòng để cung ứng cho bà con, giúp họ yên tâm sản xuất”, bà Kiều chia sẻ.
Hiện nay, trung tâm vừa được đầu tư xây dựng trụ sở mới tọa lạc tại đường Võ Văn Kiệt, phường V, thành phố Vị Thanh với cơ sở vật chất khang trang, với các phòng chức năng là phòng hành chính tổng hợp và thị trường, phòng thông tin KH&CN, phòng nghiên cứu và ứng dụng chuyển giao công nghệ, phòng kỹ thuật - thử nghiệm, khu thực nghiệm khoa học công nghệ và lưu trữ nguồn gen. |
Bài, ảnh: CHÍ CÔNG