【kèo uruguay】Cần tăng cường giám sát kinh doanh thực phẩm trên môi trường số

Kinh doanh thực phẩm trên sàn TMĐT: Cú hích từ dịch Covid-19 Quản lý thị trường Tây Ninh: Phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng Hội thảo “Nâng cao vai trò,ầntăngcườnggiámsátkinhdoanhthựcphẩmtrênmôitrườngsốkèo uruguay trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong tình hình mới”

Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Tổng cục Quản lý thị trường là một trong các thành viên của Đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm. Thời gian qua lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện hàng trăm vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm nhập lậu không đảm bảo chất lượng, xin ông chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này?

Thực hiện Kế hoạch số 375/KH-BCĐTUATTP ngày 18/3/2022 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành văn bản chị đạo lực lượng Quản lý thị trường triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 với chủ đề: “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.

Cần tăng cường giám sát kinh doanh thực phẩm trên môi trường số
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường

Trong đó, yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường tại địa phương phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, các cơ quan liên quan, thực hiện tuyên truyền về Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, tuyên truyền các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc thông qua công tác kiểm tra, xử lý vi phạm thực hiện tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, kém chất lượng để không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm và kịp thời cung cấp thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực có dấu hiệu vi phạm đến các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Quản lý thị trường cũng đã được Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm giao là Trưởng đoàn Đoàn kiểm tra số 6 thực hiện kiểm tra tại Điện Biên, Lai Châu. Đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu, đi kiểm tra thực tế tại một số doanh nghiệp trên địa bàn và đã có báo cáo kết quả gửi Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm.

Năm 2021, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 7.730 vụ việc; xử lý 4.468 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính 19,7 tỷ đồng, trị giá tang vật thu giữ 21,6 tỷ đồng. Trong 5 tháng đầu năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 2.493 vụ, xử lý 1.472 vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm; xử phạt 5,9 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm: 10,5 tỷ đồng.

Một số vụ việc điển hình trong thời gian gần đây như: Ngày 16/6/2022, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Long An đã ngăn chặn trên 100kg bột ngọt giả mạo nhãn hiệu Ajinomoto đang được đưa ra thị trường tiêu thụ; ngày 3/6/2022, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phát hiện gần 2 tấn mỡ lỏng đựng trong nilon đang bốc mùi hôi thối.

Trước đó, ngày 30/5/2022, Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã kiểm tra và tạm giữ 01 tấn nầm lợn đang biến đổi chất, bốc mùi hôi thối; ngày 13/5/2022, Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện và tạm giữ hàng nghìn thùng bánh bông lan nghi nhập lậu…

Hiện nay, việc kinh doanh thực phẩm đã xuất hiện tràn lan trên cả “chợ mạng”, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Đối với hình thức chợ mạng, thực tế cho thấy các cửa hàng trên mạng xã hội kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn luôn cam kết về nguồn nguyên liệu, quy trình chế biến, bảo quản nhưng rất khó để cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện này. Người mua chỉ biết tin tưởng hoàn toàn vào lời quảng cáo cũng như sự trung thực của người bán mặc dù không phải người bán nào cũng giữ đúng cam kết của mình.

Mặt khác, đối với kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm không chỉ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh nhưng do điều đó cũng đồng nghĩa là cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải chấp nhận một tỉ lệ rủi ro nhất định.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm, thay vì gửi bản hồ sơ công bố tới các cơ quan nhà nước để xác nhận như trước đây. Sau đó, căn cứ công bố của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm; mở rộng phạm vi, nâng cao mức xử phạt theo quy định của pháp luật; đặc biệt có một số mặt hàng sẽ được miễn công bố.

Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh trên mạng rầm rộ như hiện nay, việc hậu kiểm, kiểm tra việc tự công bố sản phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm và xác định địa chỉ kinh doanh chính xác trong nhiều trường hợp gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, để có thể quản lý hiệu quả đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm online, các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp giám sát việc kinh doanh thực phẩm trên môi trường số, đồng thời, phải có kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm thường xuyên, liên tục đối với sản phẩm thực phẩm được bán ra thị trường nhất là trên môi trường số.

Bên cạnh đó, cần nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm để tạo tính răn đe, bảo đảm tính tuân thủ pháp luật, kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật không những cho người bán mà kể cả người mua để người mua trở thành người tiêu dùng khôn ngoan, phát hiện, không tham gia sử dụng và thông báo kịp thời cho cơ quan Quản lý thị trường nơi gần nhất để xử lý nghiêm theo quy định.

Mặc dù, lực lượng chức năng liên tục kiểm tra, kiểm soát thực phẩm trên thị trường, tuy nhiên, một số đối tượng vẫn mặc nhiên, trà trộn các mặt hàng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, hàng giả để “tuồn” ra thị trường, bất chấp mọi thủ đoạn và sức khỏe người tiêu dùng, xin ông cho biết, nguyên nhân, thủ đoạn chính dẫn đến thực trạng này?

Vì lợi nhuận nên nhiều đối tượng đã lợi dụng các đường mòn, lối mở, các khu vực giáp ranh biên giới, xé lẻ hàng hóa để vận chuyển sang địa phận biên giới Việt Nam sau đó đóng gói, vận chuyển về kho trung chuyển tại các tỉnh biên giới, hợp thức hóa hàng hóa bằng các hóa đơn quay vòng”, hóa đơn “khống” rồi vận chuyển đi các tỉnh, thành phố.

Nhiều đối tượng lợi dụng sơ hở quản lý của các ứng dụng thương mại điện tử, giao bán các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ một cách công khai. Các tuyến nổi cộm về vận chuyển hàng lậu hiện nay có thể kể tới các tỉnh có cửa khẩu giáp ranh với Trung Quốc, Lào, Campuchia; các tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 1A... như tuyến biên giới phía Bắc gồm: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng…; tuyến biên giới miền Trung - Tây Nguyên như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đà Nẵng...; tuyến biên giới Tây Nam như: Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp...

Các mặt hàng bị làm giả, kém chất lượng trong đó có thực phẩm phần lớn được sản xuất ở nước ngoài được đưa vào Việt Nam bằng nhiều đường kể cả chính ngạch và tiểu ngạch. Thủ đoạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp.

Đối với hàng giả, hàng kém chất lượng ở nước ngoài, các đối tượng sử dụng kỹ thuật công nghệ cao, các thiết bị hiện đại để sản xuất và in ấn mẫu mã bao bì, nhãn mác giống với mẫu mã bao bì của hàng thật rất khó phân biệt bằng mắt. Các đối tượng đặt hàng dưới dạng nguyên chiếc hoặc linh kiện, chi tiết, bao bì rời sau đó nhập lậu vào Việt Nam để lắp ráp, đóng gói, tiêu thụ. Nếu bị bắt giữ trên đường vận chuyển thì cơ quan chức năng không thể xử lý được hàng giả vì không chứng minh được ý thức chủ quan của đối tượng vận chuyển; hoặc hàng hóa mới chỉ là các chi tiết, chưa có nhãn mác, chưa là sản phẩm hoàn chỉnh.

Đối với thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sản xuất hoặc lắp ráp, đóng gói trong nước, các đối tượng thường thuê địa điểm hẻo lánh, ngõ cụt, khu vực giáp ranh để làm hàng giả, thời gian thuê ngắn rồi đổi địa điểm khác để tránh bị phát hiện. Việc sản xuất được giữ bí mật, chia ra nhiều công đoạn, nhiều nơi khác nhau như nơi đặt in vỏ bao bì, nhãn mác, nơi pha, trộn, thay nhãn mác, nơi đóng gói.

Do ảnh hưởng bởi các chính sách phòng dịch, các cửa hàng, điểm kinh doanh cố định phải đóng cửa, hình thức bán hàng online được tận dụng triệt để, thói quen tiêu dùng của người dân thay đổi. Từ đó, dẫn đến không có tình trạng hàng hoá bán công khai trên các tuyến phố nhưng tình trạng này lại tăng đột biến trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram... và các sản thương mại điện tử như Shopee, Lazada. Tiki... Việc phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm bẩn, giả, kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên môi trường Internet gặp nhiều khó khăn, nhất là việc giám sát, truy xuất các giao dịch, hàng hóa giao dịch.

Xin cảm ơn ông!