【kq sagan tosu】Bao giờ người dân vùng sạt lở núi Cấm đến khu tái định cư mới?

VHO - Cách đây gần 3 năm,ờngườidânvùngsạtlởnúiCấmđếnkhutáiđịnhcưmớkq sagan tosu núi Cấm thuộc thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát (Bình Định) bị sạt lở bởi mưa lớn, uy hiếp hang trăm hộ dân. Sau đó, chính quyền nhanh chóng di dời dân đến an toàn. Để ổn định đời sống cho người dân, UBND tỉnh Bình Định quyết định xây dựng khu tái định cư vùng núi Cấm.

Tuy nhiên gần 3 năm nay bị sạt lở, người dân vùng sạt lở núi Cấm vẫn chưa về khu tái định cư mới để xây nhà, vậy đâu là nguyên nhân chính?

Bao giờ người dân vùng sạt lở núi Cấm đến khu tái định cư mới? - ảnh 1
Người dân núi Cấm mong muốn di dời về khu tái định cư mới

Trở lại vùng sạt lở núi Cấm thuộc hệ thống dãy núi Bà, chúng tôi ghi nhận, hiện nay khu tái định cư để chuyển hộ dân về xây nhà mới thì được các thiết bị máy móc cũng như công nhân đang khẩn trương thi công.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Võ Thị Thu – một những hộ dân núi Cấm được di dời về khu tái định cư mới chia sẻ: "Năm nay mưa chưa nhiều nên bà con vẫn bình an sinh sống nơi nhà cũ, nhưng dư chấn của thời khắc núi Cấm bị sạt lở, đất đá đổ sập xuống ruộng lúa, hoa màu, nhà cửa của chúng tôi vào tháng 11.2021 là ký ức không thể nào quên. Từ đó đến nay, cứ đến mùa mưa bão, chúng tôi được chính quyền địa phương đưa đi sơ tán đến nơi an toàn ở tạm vài ngày để chờ cơn bão lũ đi qua lại trở về nhà mình".

Bà Võ Thị Thu cũng cho hay, "chúng tôi được nghe chính quyền thông báo di dời đến nơi khu tái định cư mới, nhưng đã hai năm nay mà hạ tầng khu tái định cư chưa xong khiến bà con rất lo lắng trong mùa mưa năm nay. Chính quyền có thông tin với người dân là cuối năm 2024 sẽ được nhận đất, năm 2025 tiến hành xây cất nhà mới. Tuy nhiên, qua hình ảnh trên tivi, mạng xã hội của cơn siêu bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào miền Bắc lại khiến chúng tôi càng mong muốn được sớm di dời".

“Chúng tôi sợ phải trải qua những đau thương mất mát như người dân miền Bắc đã gánh chịu, bởi chúng tôi ở sát chân núi Cấm nên cứ mưa lớn là không dám ở trong nhà vì lo sợ đá lăn xuống nóc nhà bất cứ lúc nào”, bà Võ Thị Thu bày tỏ.

Bao giờ người dân vùng sạt lở núi Cấm đến khu tái định cư mới? - ảnh 2
Hàng trăm ngôi nhà người dân sống dưới vùng sạt lở núi Cấm

Theo UBND tỉnh Bình Định, trong tháng 11.2021, mưa lớn gây sạt lở núi Cấm khiến lượng đất, đá bồi lấp hơn 35.000m3, vùi lấp hơn 40 nhà dân và hệ thống giao thông, thủy lợi dưới chân núi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của 117 hộ dân sống trong vùng sạt lở tại núi Cấm. 

Ngay sau đó, tỉnh Bình Định quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sự cố sạt lở tại núi Cấm; cùng với đó Sở NN&PTNT Bình Định đề xuất bố trí ổn định dân cư khẩn cấp cho 64 hộ dân vùng sạt lở núi cấm. Đến tháng 6.2024, UBND tỉnh Bình Định có văn bản đồng ý cho UBND huyện Phù Cát lập Phương án chi tiết di dời 64 hộ dân vùng sạt lở núi Cấm đến định cư tại khu tái định cư mới.

Về câu hỏi “Tại sao đến nay, người dân vùng sạt lở núi Cấm vẫn chưa về khu tái định cư mới để xây nhà, vậy đâu là nguyên nhân chính?”, ông Nguyễn Đức Chiêu – Chủ tịch UBND xã Cát Thành thông tin: Tiến độ thực hiện khu tái định cư chậm so với kế hoạch đề ra là do việc xin cấp phép mỏ đất để san lấp hạ tầng khu tái định cư chậm dẫn đến việc thi công hạ tầng bị chậm lại nên UBND huyện Phù Cát chưa thể tiến hành giao đất cho 64 hộ dân và người dân chưa xây dựng nhà mới kịp trước mùa mưa bão năm 2024.

Đề cập đến tình trạng ứng phó với mùa mưa bão năm nay tại khu vực núi Cấm, đảm bảo cho người dân an toàn, ông Nguyễn Đức Chiêu cho biết: UBND xã Cát Thành đã xây dựng phương án ứng phó thiên tại khu vực núi Cấm thuộc thôn Chánh Thắng, nhằm góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

“Chúng tôi xác định cụ thể những khu vực nguy hiểm, số hộ dân, số người dân cần phải sơ tán, địa điểm sơ tán đến, hậu cần nơi đến sơ tán, phương tiện và nhân lực thực hiện để chủ động triển khai ứng phó thiên tai bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, nhà cửa của nhân dân”, ông Nguyễn Đức Chiêu cho biết thêm.

Trong khi đó, về việc chậm di dời tái định cư cho 64 hộ dân vùng sạt lở núi Cấm, ông Phạm Dũng Luận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát lý giải: Do phải tính toán các phương án bồi thường và kinh phí bồi thường gặp khó khăn.

Cuối năm 2024, hạ tầng khu tái định cư mới hoàn thành và UBND huyện sẽ tiến hành giao đất cho các hộ dân xây nhà mới. Khu tái định cư mới có điều kiện vị trí hạ tầng tốt hơn, an toàn hơn nơi ở cũ mà vẫn đảm bảo sinh kế lâu dài bền vững cho người dân an cư lạc nghiệp tại quê hương mình. 

Như Văn Hóađã nhiều lần đưa tin “Di dời 100 hộ dân tại vùng sạt lở núi Cấm” (ngày 17.11.2021), “Xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân trong vùng sạt lở núi Cấm” (ngày 29.12.2021), phản ánh trong tháng 11 mưa lớn trong nhiều ngày liên tiếp khiến núi Cấm, xã Cát Thành, huyện Phù Cát bị sạt lở kéo dài thành dòng như thác, dài hàng trăm mét, với hàng ngàn m3đất đá sạt lở, tràn xuống gần khu dân cư, người dân địa phương vô cùng lo lắng.

Bao giờ người dân vùng sạt lở núi Cấm đến khu tái định cư mới? - ảnh 3
Người dân trao đổi với phóng viên về sự lo lắng sống gần điểm sạt lở núi Cấm

Sau đó, UBND tỉnh Bình Định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sự cố sạt lở tại núi Cấm, thôn Chánh Thắng, xã Cát Thành, huyện Phù Cát. Theo đó, tỉnh Bình Định sẽ thực hiện khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai sạt lở tại núi Cấm và xây dựng khu tái định cư, di dời khẩn cấp các hộ dân sống trong vùng sạt lở tại núi Cấm.

Theo thống kế hiện nay, toàn tỉnh Bình Định có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 khu vực nguy hiểm, mất an toàn, ảnh hưởng đến nhà cửa của người dân. 

Ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu, những nơi có xây dựng khu tái định cư rồi, đề nghị các địa phương phải vận động, tuyên truyền và thực hiện di dân ra khỏi khu vực sạt lở cao. Công tác tuyên truyền gắn với việc bảo đảm an sinh xã hội và bảo đảm công ăn việc làm phải được triển khai nhanh chóng. Vùng nông thôn thì không có vấn đề gì nhưng vùng đồng bào DTTS thì cực kỳ khó, các cơ quan và địa phương phải khẩn trương làm mới phát huy hiệu quả.