【k+ sport 1 trực tuyến】Nhọc nhằn trẻ học online

nhoc nhan tre hoc onlineViệc công nhận kết quả dạy học trực tuyến được thực hiện ra sao?ọcnhằntrẻhọk+ sport 1 trực tuyến
nhoc nhan tre hoc onlineĐể học trực tuyến hiệu quả trong mùa dịch Covid-19
nhoc nhan tre hoc onlineHọc trực tuyến mùa dịch Covid-19: Bố mẹ phải học lại cùng con

Bắt đầu từ ngày 6/4, nhiều trường công lập ở Hà Nội triển khai việc dạy học online cho học sinh. Với học sinh lớp 1, lớp 2, nhiều tình huống đã phát sinh khi học online khiến cả giáo viên, phụ huynh... dở khóc, dở cười.

nhoc nhan tre hoc online
Học online đang được triển khai ở các cấp học Ảnh: TTVH

Một phụ huynh học sinh có con học tại trường Tiểu học Láng Thượng, quận Đống Đa than thở, khi bắt đầu học online, phụ huynh và con đều thấy hào hứng, song khi vào học trực tiếp mới thấy thật sự… oải.

Do buổi đầu chưa có kinh nghiệm nên hầu hết các phụ huynh không biết tắt nút âm thanh ở máy tính/ máy điện thoại khiến lớp học ồn ào hết sức, mỗi người một tiếng, người thì quát con, người dặn giúp việc dọn nhà, khiến cho âm thanh hỗn tạp, không thể nghe rõ lời cô giáo.

“Các con buổi đầu nhìn thấy bạn bè sau thời gian dài xa cách vô tư gọi tên nhau, í ới hỏi chuyện khiến cho lớp học như cái chợ”, phụ huynh này than thở.

Cũng theo lời vị phụ huynh này, sau khi được nhắc nhở, việc trò chuyện riêng chấm dứt thì lại xảy ra tình trạng mạng yếu, rớt mạng, giáo viên đang giảng lại phải dừng lại đột ngột.

Một phụ huynh khác có con tại một trường tiểu học ở quận Hoàn Kiếm thì cho rằng, hiệu quả dạy online hầu như không đáng kể vì thời gian để giáo viên xử lý mạng yếu, rớt mạng quá nhiều. Chưa kể trong quá trình học do phụ huynh không nhắc nhở được học sinh, tình trạng học trong điều kiện phòng ồn ào, nhiều tạp âm khiến cho các bạn khác và giáo viên đều mệt mỏi.

“Dù lớp có nhóm zalo để trao đổi chung, nhiều phụ huynh cũng có ý kiến về việc nên hướng dẫn trẻ có thói quen yên lặng khi học nhưng do trẻ còn quá nhỏ, hiếu động nên việc này cũng khó khăn”, phụ huynh này than thở.

Một khó khăn khác khi trẻ học online theo chị Đ.T.Tr, Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, nhà chị có 2 con, 1 học tiểu học, 1 học lớp 9 nên bố mẹ có 2 máy tính đều phải nhường con vì ưu tiên việc học. Tuy nhiên, khi cách ly xã hội, yêu cầu làm việc trực tuyến thì bố mẹ phải xin cơ quan cho đến nhiệm sở làm việc vì ở nhà không còn máy tính.

Chưa kể, một phụ huynh khác có con học lớp 2 trên địa bàn quận Hoàng Mai cho biết, ngoài các môn Toán, Tiếng Việt, giáo viên còn yêu cầu học sinh học thuộc bài hát sau đó phụ huynh quay clip cho cô chấm điểm.

“Ngoài ra, cô giáo còn đưa bài tập thủ công dựng mô hình sân khấu. Bài tập khó, con không làm được nên mẹ phải làm cho các con từ đầu đến cuối, sau đó chụp ảnh gửi lên Zalo để cô chấm điểm hoàn thành! Điều này không thực chất mà vô hình trung tạo áp lực cho cả phụ huynh”, vị này nói.

Với việc học trực tuyến, ý kiến của một số phụ huynh cho rằng, học online, học qua truyền hình chỉ nên cố gắng duy trì ở các môn cung cấp kiến thức cơ bản, còn với các môn học khác, việc học online sẽ không hiệu quả vì thời gian ngắn.

Về đề xuất của phụ huynh, theo ông Lê Hồng Chung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội, thực tế, thời khóa biểu, số môn học của từng trường hiện nay do các nhà trường tự quyết định. Từng nhà trường chủ động lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện của trường mình.