【kết quả trận dinamo moscow】Chứng khoán 7/7: VIC tăng kịch trần đẩy VN

sau gio khop lenh tangCổ tức khủng,ứngkhoánVICtăngkịchtrầnđẩkết quả trận dinamo moscow VIC đổi trụ

Cuối tuần trước, VIC đột ngột phát đi thông tin sẽ trả cổ tức 21,49% bằng tiền mặt. Ngoài ra sẽ có thêm đợt phát hành cổ phiếu với tỷ lệ 1.000:487 cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ cổ tức tiền mặt của VIC nhìn có vẻ cao (mỗi cổ phiếu nhận được 2.149 đồng) nhưng thực chất tỷ suất cổ tức trên thị giá chỉ hơn 3% một chút do giá VIC đang rất cao. Hôm nay đóng cửa ở mức 71.000 đồng.

Tuy nhiên việc VIC đột nhiên dành một lượng tiền lớn để trả cổ tức là điều khiến thị trường bất ngờ. Công ty này hiếm khi trả cổ tức tiền mặt và lần này tỏ ra khá hào phóng. Riêng chuyện đó cũng đã tạo niềm hứng khởi cho nhà đầu tư.

Mặt khác, trong tháng 6, VIC có mặt bằng giá trung bình khoảng 64.700 đồng/cổ phiếu. Khi VIC trả cổ tức tiền mặt, giá trên lý thuyết sẽ “rẻ đi” một mức tương ứng giá trị cổ tức cho mỗi cổ phiếu. Thị trường có thể đánh giá đó là mức chiết khấu mạnh hơn so với mặt bằng giá chấp nhận được với điều kiện không có cổ tức.

Việc VIC tăng giá hôm nay có thể là điều không bất ngờ, nhưng mức độ tăng giá chắc chắn là bất ngờ. Ngay khi mở cửa, VIC đã vọt lên giá kịch trần và được chặn mua trần lớn. Thanh khoản của VIC trong điều kiện này hoàn toàn phụ thuộc vào việc người bán sẽ bán ra khối lượng bao nhiêu, còn người mua dĩ nhiên đang xếp hàng ở giá trần.

Khoảng 662.000 cổ phiếu VIC được bán ra hôm nay là mức giao dịch lớn nhất trong 11 phiên của VIC. Cổ phiếu này cũng leo lên vị trí thứ 9 ở HSX về giá trị khớp lệnh với trên 47 tỷ đồng.

VIC tăng kịch trần là điều cực kỳ may mắn cho VN-Index hôm nay, khi mà GAS lẫn VNM không duy trì được vai trò dẫn dắt nữa. GAS sau hai phiên tăng cuối tuần trước lại thất bại hôm nay với mức giảm 1,79%. Thay vì cố gắng quay lại chinh phục đỉnh cũ 114.000 đồng, GAS lại thoái lui xuống 110.000 đồng. Thanh khoản suy yếu, giá sụt mạnh, GAS đang có rủi ro khá cao khi không thể hấp dẫn được dòng tiền mạnh hơn để vượt đỉnh cũ.

VIC vọt trần giúp VN-Index vượt 590 điểm
VN-Index nối dài đợt tăng sang phiên thứ 4 liên tục và vượt mức 590 điểm

VNM chào tuần mới một cách thất vọng “có thể dự đoán được”. Cổ phiếu này đã giảm 0,77%, mức giảm tối thiểu sau khi đã tăng tới 6,6% trong tuần trước.

Một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng giảm hôm nay ở HSX là DRC giảm 1,9%, HPG giảm 0,9%, KDC giảm 8,2%, PVD giảm 0,6%, SSI giảm 0,37%.

Tuy nhiên số tăng ngoài việc VIC nổi lên như một cột trụ hoành tráng thay thế tốt cho GAS và VNM, MSN cũng tăng 1,09%. BVH tăng 1,4%, DPM tăng 3,41%, FPT tăng 1,01%, GMD tăng 4,46%, HAG tăng 2%, HSG tăng 2,62%, VCB tăng 0,77%...

Các cổ phiếu blue-chips có thể trồi sụt ở các mã khác nhau hay thay đổi vai trò ở những mã vốn hóa siêu lớn nhưng tổng thể vẫn là nhóm nâng đỡ thị trường quan trọng nhất. Xu thế tăng giá chung trong nhóm này vẫn đang được duy trì.

VN-Index đóng cửa tăng 0,23% lên 590,69%. Như vậy cùng với sự dẫn dắt của các cổ phiếu lớn, ngưỡng 600 điểm của chỉ số đang dần thành hiện thực.

Điều bất lợi đã diễn ra ở HNX khi không có trụ nào trên sàn này cả. SHB giảm 1,08%. PVS ngay cả khi nhận được trên 1,3 triệu cổ phiếu mua vào của nhà đầu tư nước ngoài, giá vẫn mất 1,97%. VCG giảm 0,71%, BVS giảm 0,74%, PGS giảm 0,95%... Chỉ số chính của sàn này là HNX-Index đã giảm 0,65%, một thực tế tương phản hoàn toàn với HSX.

Tiếp tục xả lớn, khối ngoại không đè nổi thị trường

Hôm nay là ngày thứ 3 liên tục tổng mức vốn ngoại vào cả hai sàn qua các giao dịch khớp lệnh là mức âm. Con số không lớn nhưng rõ ràng đang có tính hệ thống một cách đáng chú ý. Nếu phân tích kỹ các giao dịch của khối này, quy mô bán tập trung chính vào các cổ phiếu blue-chips ở HSX. Và điều này lại tạo nên một thực tế khác là đợt bán ra này vẫn chưa đủ sức gây sức ép lên giá.

Giao dịch bán nổi bật hôm nay chính là VIC. Nhà đầu tư nước ngoài đã phản ứng một cách hoàn toàn ngược lại với nhà đầu tư trong nước. Thay vì đổ xô vào mua trước thông tin trả cổ tức, khối ngoại lại xả hàng lớn tới 507.880 cổ phiếu. Cả phiên VIC chỉ giao dịch trên 662.000 cổ phiếu, nghĩa là gần 77% lượng bán xuất phát từ khối ngoại. VIC vẫn vững vàng ở giá kịch trần và hàng trăm ngàn cổ phiếu dư mua trần.

Giao dịch bán lớn thứ hai thuộc về HPG. Hôm nay không phải ngày đầu tiên HPG bị khối ngoại xả mà từ hai phiên trước, đã có hàng trăm ngàn cổ phiếu được bán ròng. HPG đang liên tiếp lập đỉnh giá mới và việc chốt lời là bình thường. Hôm nay là phiên đầu tiên áp lực bán của khối ngày dường như đã tạo được hiệu ứng giảm giá.

HPG mất 0,9% so với tham chiếu. Trong tổng khối lượng khớp lệnh 918.740 cổ phiếu, khối ngoại bán ra chiếm 57%. Mức giảm giá ở HPG chỉ là tối thiểu do vẫn có lực mua đỡ rất tốt từ phía nhà đầu tư trong nước.

HAG, cổ phiếu cũng bị xả cả triệu đơn vị giá vẫn vọt tăng 2%, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 5. DPM bị rút vốn gần 15 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, giá tăng 3,41%. MSN, ITA, VSH... là những blue-chips cũng bị xả lớn nhưng giá không giảm.

Trên sàn HSX hôm nay có một giao dịch thỏa thuận mua lớn với 2,88 triệu GMD, tương đương 92,3 tỷ đồng. Đây là giá trị mua ròng cao của khối ngoại. Tuy nhiên nếu chỉ tính khớp lệnh, thực chất khối ngoại vẫn bán ròng 56,9 tỷ đồng ở HSX. Sàn HNX tích cực hơn, được mua ròng 26,7 tỷ đồng nhờ PVS, VGS và vài mã khác.

Đợt bán ròng đang diễn ra ở các cổ phiếu lớn tại HSX là điều được thị trường quan tâm. Dòng vốn này dường như đang tìm cách chốt lời. Điều chưa khiến thị trường lo ngại, là tuy tổng thể bán ròng, thực chất vốn mới được rút ra tập trung ở vài cổ phiếu. Vẫn có các giao dịch mua ròng mạnh đang được thực hiện. Và điều quan trọng nhất là khối lượng bán này chưa đủ để đẩy giá giảm mạnh.

5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất

Khánh Nhi