Là một trong những thành viên sáng lập VIB,ÔngchủquotbíẩnquotcủangânhàngQuốctếtỷ số viking song lý lịch cũng như tất cả các “hồ sơ” liên quan đến ông Đặng Khắc Vỹ đều khá bí mật. Những thông tin hiếm hoi duy nhất được công bố là việc ông này là một trong những người giàu lên trong nhóm “đại gia Đông Âu”, gồm có Hồ Hùng Anh của Techcombank, Masan, Nguyễn Đăng Quang Masan, Ngô Chí Dũng VPBank…
Từng kinh doanh mì gói tại Nga, sản phẩm mì do Đặng Khắc Vỹ làm chủ đã từng “chiến thắng” sản phẩm của Masan do Nguyễn Đăng Quang thành lập. Chính ông Trịnh Thanh Huy - người đã cùng với Nguyễn Đăng Quang sáng lập tập đoàn Masan chuyên về mì ăn liền và hàng tiêu dùng tại Nga, kể lại.
Thời kỳ đó, Masan cạnh tranh rất khốc liệt với công ty Rollton cũng chuyên về mì gói do Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng (hiện là Chủ tịch HĐQT ngân hàng VPBank) thành lập, cùng Technocom do Phạm Nhật Vượng (Vingroup) thành lập.
Ông Đặng Khắc Vỹ (phải) nhận bằng khen từ Chủ tịch UBND tỉnh NGhệ An trong lần làm từ thiện trao 1,5 tỷ đồng cho trẻ em bị bệnh tim tại Nghệ An hôm 6/8 vừa rồi. |
Ông Đặng Khắc Vỹ (phải) nhận bằng khen từ Chủ tịch UBND tỉnh NGhệ An trong lần làm từ thiện trao 1,5 tỷ đồng cho trẻ em bị bệnh tim tại Nghệ An hôm 6/8 vừa rồi.
Khi đó, hai thương hiệu do liên minh Vỹ & Dũng chiếm lĩnh thị trường Nga, còn của Phạm Nhật Vượng thành lập nắm giữ thị trường mì tôm tại Ukraina. Cạnh tranh khốc liệt về giá, cuối cùng, 3 thương hiệu này ngồi lại với nhau và thiết lập quy tắc: không giành giật nhân viên, cạnh tranh lành mạnh, không liên minh về giá. Chính sự “thua trận” tại Nga này khiến cho Masan về Việt Nam và phát triển tại thị trường này.
Công ty Rollton của Đặng Khắc Vỹ thuộc tập đoàn Future Generation Group (FG), thành lập năm 1998, là một “thương hiệu” của người Việt do ông Đặng Khắc Vỹ sáng lập, khá nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường thực phẩm Liên bang Nga.
Từ năm 2008, Rollton đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người Việt sống và làm việc tại Nga, cũng như nhiều người Nga. Một nhân viên tên Minh, trên diễn đàn Nhịp cầu thế giới, trong dịp Tết năm 2008, chia sẻ niềm tự hào vì công ty này 2 năm liền được Forbes bình chọn vào danh sách 200 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu tại Nga. Chị này nói thêm, các “sếp” của Rollton khá quan tâm đến đời sống nhân viên, và chế độ phúc lợi của doanh nghiệp này đối với lao động tương đối tốt.
Vụ hỏa hoạn tại ký túc xá ở Matxcova xảy ra tháng 11/2003 khiến 2 sinh viên Việt Nam thiệt mạng, công ty Rollton của Đặng Khắc Vỹ là một trong những doanh nghiệp ủng hộ nhiều tiền nhất. Thời điểm đó, báo chí trong nước đưa tin Rollton ủng hộ 5.000 USD.
Năm 2012, trong đại hội khóa VI, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga diễn ra ở Matxcova, các doanh nghiệp đánh giá, nhà máy sản xuất mì ăn liền Rollton - sản phẩm được người Nga ưa chuộng - của ông Đặng Khắc Vỹ - đã tạo ra công ăn việc làm cho không chỉ người Việt mà còn mấy nghìn người Nga, và đây là thành công đáng khích lệ.
Ông Vỹ học khóa 81-84 của trường cấp 3 Nghi Lộc 1 - Nghệ An. Trong lịch sử trường vẫn còn nhắc tên ông này như là một học sinh thành đạt, cùng với một số tên nổi tiếng khác như ông Lê Doãn Hợp - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Anh Tuấn - nguyên Vụ trưởng Vụ kiểm toán Nhà nước.
Tổ chức tài chính IFC, khi nghiên cứu về VIB và tài sản của các thành viên trong HĐQT nhà băng này, cho biết, ông Vỹ là một cổ đông lớn. Tính cả tài sản bản thân và tại các công ty đầu tư đang nắm giữ, thì gia đình này có 30% cổ phần của VIB từ thời điểm năm 2008, trong đó, cá nhân ông Vỹ là hơn 14%.
Tại Việt Nam, ông này còn có mảng đầu tư khác là bất động sản, ngân hàng, còn ở nước ngoài, đó là ngành kinh doanh thực phẩm, mỳ ăn liền… Ông cũng là Chủ tịch HĐQT tập đoàn Future Generation. Đây là một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt tại nước ngoài, hoạt động ở các nước Đông Âu, Tây Âu và một số nước châu Á.
Còn theo công bố mới nhất tính đến hết tháng 6/2013, số cổ phiếu ông Vỹ cùng vợ tại ngân hàng này là gần 79 triệu, tương đương 18,6% cổ phần. Chưa kể, ông Vỹ còn là cổ đông nắm trên 5% cổ phần của công ty Đầu tư và Thương mại hệ thống quốc tế (Nettra) - đơn vị nắm giữ 15% cổ phần tại VIB.
Trong khi Chủ tịch HĐQT VIB là ông Hàn Ngọc Vũ và những người liên quan tới ông này chỉ có chưa đến 0,4% cổ phần VIB, thì tỷ lệ cổ phần “khủng” của ông Đặng Khắc Vỹ khiến cho nhiều người cho rằng, ông chính là ông chủ thực sự của ngân hàng này.
Một cựu nhân viên đã từng làm việc tại VIB nhận định, Đặng Khắc Vỹ là người “cực kỳ quyết đoán, thông minh và cách quản lý tư duy rất hiện đại”. Dù vậy, doanh nhân này là người rất kín tiếng với truyền thông.
Ông rất ít khi xuất hiện trên báo chí hay lên tiếng với các vấn đề của ngân hàng. Ở VIB, phần lý lịch các thành viên HĐQT, ông Vỹ cũng chỉ được giới thiệu là Ủy viên HĐQT bình thường, như bao thành viên khác.
Theo TTT