【thống kê tỷ số bóng đá】Tết Thầy – Nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo

tet thay

Thầy đồ và các học trò xưa

Truyền thống tốt đẹp trong những ngày Tết Nguyên đán

Mỗi dịp Tết đến Xuân về chúng ta thường trở về nhà đoàn viên cùng gia đình sau quãng thời gian xa cách. Không chỉ vậy,ếtThầy–Nétđẹptruyềnthốngtônsưtrọngđạthống kê tỷ số bóng đáTết là dịp để chúng ta chúc Tết, tỏ lòng nhớ ơn các thầy cô những người đã mang tới tri thức, hiểu biết, là hành trang quý báu nâng bước chúng ta trong cuộc sống. Vì vậy, dân gian mới có câu "mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy".

Theo quan niệm của người Việt Nam, "cha" là đại diện của "họ hàng bên nội". Do đó, "mùng 1 Tết cha" có nghĩa là sáng ngày mồng 1 Tết, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính.

Ngày mùng 2 Tết, theo thông lệ, vợ chồng con cái sẽ "khởi hành" sang thăm hỏi và chúc Tết bên nhà ngoại. Các nghi thức "Tết mẹ" cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội. Con cháu chúc Tết ông bà và nhận "lì xì" may mắn đầu năm.

Có những bạn chỉ hiểu cha và mẹ theo nghĩa đen, thậm chí còn nói "Ngày của Mẹ" còn thêm ngày mùng 2 Tết (!).

Ngày mùng 3 Tết, người Việt, mọi người thường rủ nhau đến chúc Tết thầy cô giáo. Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc tụng nhau gặp nhiều điều may trong những ngày Tết đến, xuân về.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết từng chia sẻ: "Câu tục ngữ nhắc đến ba nhân vật quan trọng nhất đối với mỗi con người, đó là cha, mẹ, thầy cô giáo. Mỗi người đều phải đến chúc Tết, thăm hỏi những người trên, đặc biệt cha, mẹ và thầy. Câu thành ngữ ấy cũng nói đến phong tục rất là đẹp của dân tộc ta, đó là sự kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với những người trên trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam".

“Tết Thầy” – Tết của sự Tri ân

Ở nước ta ngay từ xa xưa cho dù làm quan đến Tể tướng thì ngày Tết người học trò vẫn đang rùi mài kinh sử đến thăm thầy vào ngày mùng 3 Tết một lòng tôn sư trọng đạo, thành kính vẫn vẹn nguyên. Ngày mồng ba Tết Nguyên đán, người đứng đầu hàng môn sinh – những người cùng học, không phân biệt tuổi tác, chức vị, vị trí xã hội, thường tụ họp ở gia đình thầy giáo, chúc Tết thầy. Người cao tuổi nhất hoặc người được các bạn đồng môn tín nhiệm nhất thay mặt mọi người đứng lên trịnh trọng thưa với thầy về sự có mặt của học trò lớp mình và chúc thầy trường thọ cùng những điều tốt lành.

Mùng 3 Tết, người Việt thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo. Không chỉ có các học trò học chữ đến với thầy dạy chữ mà thầy được người Việt mở rộng nghĩa là những bậc có công dạy chữ lẫn dạy nghề, dạy cả những bộ môn nghệ thuật như dạy đàn, dạy hát… Người Việt thường nói, "Không thầy đố mày làm nên" để nói về công lao dạy dỗ của các thầy, cô giáo trong cuộc đời mỗi con người.

Trong xã hội hiện đại, ngày mùng 3 Tết, người Việt, nhất là giới trẻ thường rủ nhau đến chúc Tết thầy cô giáo. Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc tụng nhau gặp nhiều điều may trong những ngày Tết đến, xuân về.

Phong tục "Mùng 3 tết Thầy" là một trong những nét đẹp truyền thống đáng trân trọng. Trong tâm thức người Việt, dù trong hoàn cảnh nào thì nhớ về thầy trong những ngày vui của tết là điều không bao giờ mất đi. Tết thầy cốt ở tấm lòng, đi tết thầy, người ta có thể đơn giản chỉ dùng đến những dòng tin nhắn, những cuộc điện thoại đầy tôn kính hay đến thăm thầy, chúc tết thầy với một tình cảm trìu mến./.

Theo dangcongsan