Empire777

Đại biểu Nguyễn Trường Giang phát biểu tại tổ (Ảnh - Duy Linh).Chương trình phục hồi v ket qua bong đá trực tuyến

【ket qua bong đá trực tuyến】Giải ngân thế nào 72.000 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi cho cao tốc Bắc

Đại biểu Nguyễn Trường Giang phát biểu tại tổ (Ảnh - Duy Linh).

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu thực hiện trong hai năm 2022- 2023 mà Dự ánxây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đến năm 2024 - 2025 mới thi công thì liệu có giải ngân được 72.000 tỷ đồng từ Chương trình không?ảingânthếnàotỷđồngtừChươngtrìnhphụchồichocaotốcBắket qua bong đá trực tuyến

Đó là băn khoăn được đại biểu Quốc hội đặt ra khi thảo luận tại tổ về Dự án xây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, chiều 6/1.

Theo tờ trình của Chính phủ, sơ bộ tổng mức đầu tư12 dự án thành phần đầu tư theo quy mô phân kỳ (4 làn xe) với 729 km là khoảng 146.990 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2025 cần bổ sung khoảng 72.497 tỷ đồng cho Dự án, Chính phủ kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phát biểu tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang nói, Chương  trình chủ yếu tập trung vào hai năm 2022 - 2023, mà quy mô 12 dự án thành phần đều thuộc dự án quan trọng quốc gia, tức là tổng vốn mỗi dự án hơn 10.000 tỷ đồng, thông thường thủ tục mất từ 2 - 3 năm. Như thế, ít nhất đến cuối năm 2023 mới khởi công được, sau đó thi công khoảng 2 năm, tức là vượt qua cả năm 2025. Như thế thì không đạt mục tiêu dòng vốn của Chương trình phục hồi, đại biểu Giang nhấn mạnh.

Về giải pháp, theo đại biểu Giang, có thể tính đến việc phân cấp để giảm thời gian lo thủ tục, Quốc hội có thể cho phép cả 12 dự án thành phần được thực hiện trình tự thủ tục theo dự án nhóm 3.

Nhất trí với đại biểu Giang, đại biểu Vũ Xuân Hùng (Thanh Hoá) cho rằng, khó có thể giải ngân được 72.000 tỷ đồng từ Chương trình, nếu năm 2024 dự án mới có thể khởi công.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) nói, tiến độ Chương trình chỉ hai năm mà đến 2024 dự án mới khởi công thì có độ "vênh" về thời gian.

Đây là bài toán rất khó, Chính phủ phải giải trình thêm về tiến độ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói từ vị trí điều hành phiên thảo luận. 

Liên quan đến nguồn vốn và giải ngân vốn, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án) đề nghị Chính phủ bổ sung, làm rõ phương án điều hòa nguồn vốn đầu tư công trong Kế hoạch và nguồn vốn đầu tư công trong Chương trình để ưu tiên vốn của Chương trình cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng, có khả năng hấp thụ vốn và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành trong hai năm 2022 - 2023 và sắp xếp lại Kế hoạch để bố trí nguồn vốn thực hiện Dự án trong giai đoạn 2024 - 2025.

Ngoài ra, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ báo cáo tổng giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án của Bộ Giao thông - Vận tải phải thực hiện trong Kế hoạch, bảo đảm việc bố trí vốn cho giai đoạn 2026 - 2030 không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước theo quy định tại Điều 82 Luật Đầu tư công.

Hồi âm ý kiến này tại báo cáo được phát hành ngày 6/1, Bộ Giao thông - Vận tải khẳng định, trên cơ sở nguồn vốn được Quốc hội dự kiến phân bổ cho các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chính phủ đã rà soát, đánh giá điều kiện cụ thể của từng dự án để xây dựng vốn đầu tư công trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo nguyên tắc ưu tiên nguồn vốn đầu tư của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế, có khả năng hấp thụ vốn và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.

Tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Chính phủ xây dựng nguyên tắc điều hòa nguồn vốn linh hoạt giữa các nguồn vốn theo hướng: Tập trung, ưu tiên giải ngân vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2022 - 2023 để phát huy hiệu quả, nguồn vốn thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tập trung giải ngân những năm cuối của giai đoạn (2024 - 2025) cho các dự án cao tốc quan trọng quốc gia (cần thời gian để triển khai thủ tục đầu tư).

Theo đó, ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương rà soát, xây dựng Danh mục dự án (thuộc Kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025) có thể hấp thụ vốn đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong các năm 2022, 2023 để trình Quốc hội/Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.

Đối với vốn ngân sách trong Kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025 đã bố trí cho các dự án thuộc Danh mục nêu trên sẽ điều chuyển cho các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, trong đó có Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025.

Một vấn đề khác được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề cập tại phiên thảo luận tổ, đó là theo tờ trình của Chính phủ, sơ bộ tổng mức đầu tư 12 dự án thành phần đầu tư theo quy mô phân kỳ (4 làn xe) với 729 km là khoảng 146.990 tỷ đồng. Bình quân 175,4 tỷ đồng/km (không tính chi phí giải phóng mặt bằng). Nhưng Kiểm toán Nhà nước tính lại thì tổng mức đầu tư là 130.605 tỷ đồng, giảm 16.330 tỷ đồng so với mức Chính phủ trình, bình quân 152,9 tỷ đồng/km (không bao gồm giải phóng mặt bằng).

Chính phủ cũng phải có giải trình thuyết phục về vấn đề này, tất nhiên ở bước tiền khả thi thì suất đầu tư mang tính khái toán thôi, nhưng vẫn phải phù hợp, ông Tùng nhấn mạnh.

Ngày 10/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về Dự án xây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap