Phóng viên TBTCVN đã cuộc trao đổi nhanh với ông Phạm Hồng Hải - Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam về chủ đề này.
* PV: Thưa ông,ịchvụngânhàngtrongcuộcđuacôngnghệsốkèo nhà cái 5 chấm net làn sóng các giải pháp thanh toán di động đang bùng nổ hiện nay ở cả Việt Nam và trên thế giới. Theo ông, đâu là tương lai dịch vụ ngân hàng trong sự phát triển của công nghệ số?
- Ông Phạm Hồng Hải:Trước sự phát triển rất nhanh chóng của công nghệ cũng như sự thay đổi của xu hướng tiêu dùng, bản thân ngân hàng sẽ phải thay đổi để tồn tại. Từ phía ngược lại, các công ty công nghệ cũng nhận thấy cần phải kết hợp với ngân hàng để tồn tại. Chúng ta thấy rõ sự kết hợp giữa các công ty fintech (công nghệ trong lĩnh vực tài chính) và ngân hàng đang diễn ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cách thức tiếp cận như nào.
Ông Phạm Hồng Hải |
Lấy ví dụ như thị trường Trung Quốc, mô hình tiếp cận của họ theo hướng “trăm hoa đua nở”, chưa có luật lệ, sau khi hình thành xong thị trường họ mới xây dựng luật. Tại Việt Nam hơi khác, chúng ta ra luật trước. Theo lộ trình, đến năm 2020, Napas sẽ đưa ra chuẩn QR code chung cho cả thị trường. Khi đó, rất nhiều ngân hàng sẽ tham gia cuộc chơi và tôi hoàn toàn tin rằng xu hướng chắc chắn của thị trường là thanh toán QR Code bởi lẽ nó sẽ gạt bỏ nhiều rào cản hiện nay.
* PV: Hiện nay, có làn sóng lớn công ty fintech ra đời và người ta cho rằng fintech sẽ tái định hình ngành tài chính - ngân hàng. Ông đánh giá thế về xu hướng này?
- Ông Phạm Hồng Hải:Xét ở quy mô toàn cầu, mặc dù có rất nhiều các công ty trong lĩnh vực fintech nhưng phải thấy rằng, trừ một số công ty có quy mô thực sự lớn, đa phần các công ty hiện nay cần có sự kết hợp, vì không thể tồn tại 60 – 70 công ty trên thị trường. Do đó, những công ty nào có quy mô, có tiềm lực trên thị trường tài chính, có thể tìm được sự kết hợp tốt với ngân hàng thì sẽ tạo ra hệ sinh thái, còn lại các công ty muốn tự đứng một mình rất khó. Xu hướng này tôi cho rằng sẽ diễn ra rất nhanh, bởi bản thân các ngân hàng hiện nay cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi. Quan điểm của tôi, đây là cuộc chạy đua giữa các ngân hàng và các công ty fintech để cùng tồn tại.
Bên cạnh đó, một nhóm đối trọng lớn nữa của các ngân hàng hay fintech là các công ty techfin. Đây là các công ty công nghệ - tài chính như Amazon hay Alibaba và là nhóm đối trọng hoàn toàn khác. Họ có thế mạnh lớn về thị trường, về cơ sở dữ liệu khách hàng trước khi bước chân vào lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng hay fintech cũng phải hết sức dè chừng trước sự cạnh tranh của nhóm này, vì họ có tiềm lực tài chính, có quy mô. Hơn nữa, cách tiếp cận của họ lại rất khác với ngân hàng, bởi họ thường thực hiện trước, quản trị rủi ro sau, trong khi các ngân hàng luôn phải tính tới yếu tố rủi ro đầu tiên.
* PV: Xét về phương diện chính sách quản lý, điều chỉnh cho những hình thức sản phẩm, dịch vụ rất mới này, theo ông đâu là cách tiếp cận phù hợp ở Việt Nam, nên có các chính sách đón đầu hay để thực tiễn đi trước?
- Ông Phạm Hồng Hải:Cái khó của công nghệ số là sẽ không ai biết được xu hướng phát triển tương lai thế nào. Nếu nhìn vào thông lệ của thế giới, tôi cho rằng tốt nhất chúng ta đi theo phương pháp “sand box” (hộp cát), có nghĩa là cho phép thử nghiệm gói gọn sản phẩm cho một đối tượng nào đó, chẳng hạn với đối tượng từ thu nhập 10 triệu đồng trở xuống thì cho thực hiện không cần xin giấy phép. Sau khi đã cho thử nghiệm xong, chúng ta sẽ đánh giá lại xem giải pháp đó có hiệu quả hay không, nếu hiệu quả thì sẽ xây dựng luật theo hướng đó. Nếu ra luật trước thì thông thường rất khó để luật có thể dò đoán đúng xu hướng của thị trường.
Ở rất nhiều thị trường khác, như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông..., họ cũng thực hiện một môi trường thử nghiệm, giới hạn khung thử nghiệm mà trong đó không cần sự cho phép. Nếu thấy tốt thì sẽ cho mở rộng quy mô và xây dựng quy định. Tôi cho rằng, Việt Nam nên đi theo xu hướng này để tạo cơ hội cho sự sáng tạo và phát triển.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Ra đời đầu tiên tại Nhật từ năm 1994, QR Code gần đây mới phát triển mạnh với sự phổ biến của smartphone và thanh toán điện tử. Tại Trung Quốc, gần 90% người dân quét mã QR để thanh toán. Theo báo cáo Thanh toán toàn cầu của nhà cung cấp Worldpay, ví điện tử sẽ trở thành phương thức thanh toán được dùng nhiều nhất vào năm 2021, với tỷ lệ 46%. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ là khu vực phổ biến nhất, lên đến 51%. |
H.Y (thực hiện)