Tương tác giữa logistics và thương mại điện tử mang lại lợi ích kép
Tại hội thảo "Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành logistics và thương mại điện tử (TMĐT) hiện đại bền vững”,Ứngdụngcôngnghệpháttriểnngànhlogisticsvàthươngmạiđiệntửbongdahomnay tructiep diễn ra ngày 16/5, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương chia sẻ, logiscs và TMĐT mang lại lợi ích kép cho nền kinh tế, góp phần, giảm thiểu phát thải carbon, xả thải bao bì gây ô nhiễm môi trường nhờ việc tối ưu lộ trình vận chuyển, cũng như quản trị tốt việc giao hàng dựa trên các ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo.
Tiềm năng phát triển logistics còn rất lớn. Trong báo cáo năm 2023, chỉ số Logistics Performance Index (LPI) của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng vượt trội so với báo cáo trước đó (3,27 điểm) và đạt 3,3 điểm, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 64/160 quốc gia về phát triển logistics, đồng thời đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ khá cao, đạt 14-16%/năm với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm.
“Logistics xanh” là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp logistics hướng đến. Ảnh tư liệu |
Để đạt được kết quả này, không thể không kể đến vai trò của TMĐT - là một ngành có tác động tương hỗ với ngành dịch vụ logistics, góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Các chuyên gia kinh tế tại hội thảo cũng cho rằng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ người dân mua sắm TMĐT cao nhất Đông Nam Á (khoảng 43,9 triệu người). Điều đó cho thấy, dịch vụ logistics đáp ứng cho nhu cầu ngành TMĐT luôn là cần thiết và có nhiều dư địa để 2 lĩnh vực ngày nâng cao giá trị tương tác.
Xanh hóa ngành logistics để tránh bị “đào thải”
Theo các chuyên gia kinh tế, dù tiềm năng phát triển lớn nhưng khó khăn trong logistics và TMĐT cũng là bài toán khó. Để tận dụng tiềm năng to lớn này đòi hỏi sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy từ các cơ quan nhà nước; doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần tập trung mở rộng và hiện đại hóa kho bãi...
Theo ông Đào Trọng Khoa - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), trong bối cảnh hiện nay nếu không thực hiện nhanh và ngay các tiêu chí để xanh hóa ngành logistics thì trong tương lai doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, dần bị “đào thải” ra khỏi các hoạt động kinh doanh, thương mại và xuất nhập khẩu trong nước và toàn cầu.
Việc xanh hóa ngành logistics đương nhiên sẽ tiêu tốn chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên nhìn nhận đó là chi phí mà nên coi đó như những khoản đầu tư cần phải có để đảm bảo cho tương lai cạnh tranh được trong chuỗi ngành logistics toàn cầu. Hiện nay có 73,2% doanh nghiệp cho biết logistics xanh đã nằm trong chiến lược kinh doanh.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Hoài Thương - Trưởng phòng đối ngoại cao cấp Nestlé Việt Nam, cũng chia sẻ, để nâng cao giá trị thương hiệu Việt vươn xa, mong rằng, Nhà nước có khung chính sách nhất quán, dài hạn cùng với sự hợp tác của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng logistics, TMĐT xanh. Nhà nước cần sớm có cơ chế cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng xanh và phát triển các phương tiện vận tải sử dụng năng lượng xanh tại Việt Nam.
Logictics là ngành được ưu tiên chuyển đổi số Trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, logistics là 1 trong 8 ngành được ưu tiên chuyển đổi số trước. |