(HG) - Cụ thể như Nghị quyết số 20/2012 của HĐND tỉnh quy định về chế độ,ănbảnquyphạmphpluậthếthiệulựctonbộkq asenal chính sách đối với cán bộ, công chức được luân chuyển và Nghị quyết số 08/2019 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học và thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị quyết số 22/2022 quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học, khuyến khích tự đào tạo sau đại học, thu hút nhân lực, biệt phái và luân chuyển trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; hay Nghị quyết số 02/2020 quy định các khoản thu phí, lệ phí và tỷ lệ phần trăm (%) trích lại cho đơn vị thu trên địa bàn tỉnh sẽ được thay thế bằng Nghị quyết số 02/2022; Quyết định số 37/2014 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh sẽ được thay thế bằng Quyết định số 38/2022,…
Việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần là hoạt động định kỳ hàng năm theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, đảm bảo tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,… trên địa bàn tỉnh tiếp cận, tra cứu và áp dụng thống nhất.
Theo Quyết định số 105/2023 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh ban hành hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2023, kể từ ngày 1-1-2022 đến ngày 31-12-2021, toàn tỉnh có 44 văn bản hết hiệu lực toàn bộ (bao gồm 11 nghị quyết và 33 quyết định) và 13 văn bản hết hiệu lực một phần (gồm 7 nghị quyết và 6 quyết định).
B.B