【bang xep hang đức】Nghề trồng hành, tỏi ở Lý Sơn

đặc sản HÀNH,ềtrồnghagravenhtỏiởLyacuteSơbang xep hang đức TỎI LÝ SƠN

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, được hình thành từ sự phun trào của núi lửa, cát biển và đá san hô cách đây hàng triệu năm. Người dân bản địa kể rằng, hòn đảo này xưa chỉ thấy có một loài cây duy nhất sống được là cây ré nên đảo còn được gọi là Cù lao Ré. Trong quá trình sinh sống, người dân Lý Sơn mang theo hành, tỏi từ đất liền ra đảo làm gia vị phục vụ bữa ăn hằng ngày và theo quan niệm dân gian, cây tỏi có thể chữa nhiều bệnh, diệt trừ ma, quỷ... Từ đó, người dân Lý Sơn bắt đầu trồng tỏi để phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Anh Phạm Văn Công, Giám đốc Công ty cổ phần DORI, xã An Vĩnh giới thiệu tỏi Lý Sơn cho khách tham quan

Ông Võ Trí Điền ở thôn Đông, xã An Vĩnh cho biết: “Người dân Lý Sơn biết đến nghề trồng tỏi từ đầu những năm 60. Trước đây, hành tỏi chỉ trồng ở vườn nhà với diện tích nhỏ lẻ. Sau này, hành, tỏi theo ngư dân vào đất liền và được người dân xứ Quảng ưa chuộng vì có hương vị cay lạ, thơm ngon khác hẳn hành, tỏi trồng ở đất liền. Đến nay, cả huyện đảo Lý Sơn có diện tích gần 10km2nhưng có đến 1/3 diện tích trồng hành, tỏi”. Tận mắt chứng kiến công việc trồng hành, tỏi của người dân Lý Sơn mới thấy được những khó khăn, vất vả. Bởi ở Lý Sơn, tất cả loại cây đều trồng trên cát (lớp cát trắng được chở từ biển về), vì vậy mà hành, tỏi Lý Sơn có hương vị đặc trưng không nơi nào có được. Lớp cát trắng có tác dụng phản quang nhằm làm mát, thoáng gốc cây, giúp cây phát triển tốt. Lớp này sẽ được thay sau 2 vụ thu hoạch. Trước khi xuống giống, cát được trộn với phân vô cơ hoặc phân hữu cơ rồi san đều. Phía dưới cát là lớp đất thịt ba zan. Đất thịt có đặc tính giữ nước, cung cấp độ ẩm cho cây. Trong lúc san đất, người dân dùng ngón tay kiểm tra độ dày, mỏng của cát. Yêu cầu của cây hành, tỏi là lớp cát không quá dày nhưng cũng không quá mỏng, đủ để cây sinh trưởng.

Ông Điền cho biết thêm: “Mỗi năm người dân Lý Sơn trồng 1 vụ tỏi và 3 vụ hành. Vụ tỏi bắt đầu từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng giêng, tháng 2 âm lịch năm sau. Sau khi thu hoạch tỏi, người dân sẽ tiếp tục trồng hành. Xen giữa 2 vụ hành, tỏi là 1 vụ bắp, đậu phộng hoặc dưa hấu... Đặc biệt, sau khi có lưới điện quốc gia (năm 2013), nhiều hộ dân ở Lý Sơn đã đầu tư hệ thống tưới phun tự động. So với tưới thủ công, tiết kiệm từ 30-50% lượng nước ngọt và giảm đáng kể thời gian, công lao động”.

... VÀ NỖI LO THƯƠNG HIỆU

Giữa muôn trùng sóng gió, cây hành, tỏi Lý Sơn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Có năm được mùa, năm mất. Đặc biệt, do tỏi chỉ trồng được vào mùa đông với khí hậu ẩm nên rất dễ bị nhiễm nấm. Gặp năm mưa nhiều, hành, tỏi thường mắc bệnh chết rũ. Vì vậy, người trồng hành, tỏi phải thường xuyên thăm ruộng, kịp thời phát hiện sâu bệnh để phòng ngừa.

Tùy kỹ thuật chăm sóc, 1 sào hành (500m2) đạt năng suất trung bình 700kg, tỏi đạt từ 10-12 tấn/ha. Tỏi Lý Sơn củ nhỏ, vỏ có màu trắng, thơm, ít cay nồng. Hiện nay, ở đảo Lý Sơn, giá tỏi tươi bán tại ruộng trung bình từ 60-80 ngàn đồng/kg, hành có giá từ 20-30 ngàn đồng/kg. Tỏi khô có giá từ 130-170 ngàn đồng/kg tùy loại.

Ông Điền nói: “Vào năm mất mùa, những củ tỏi còn sót lại trên ruộng là củ có giá trị gấp 10 lần tỏi thông thường. Đó là tỏi một nhánh, người dân vẫn quen gọi là tỏi cô đơn. Đây là loại tỏi rất giàu chất dinh dưỡng, thường được dùng làm tỏi đen để chữa bệnh. Tỏi cô đơn khô hiện có giá từ 1,2-1,5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, con người không thể tác động để tạo ra tỏi cô đơn mà do tự nhiên. Gặp năm nắng gió nhiều, cây tỏi không phát triển được thì mới cho ra tỏi một nhánh”. Được biết, năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn. Nhờ vậy, sản phẩm hành, tỏi của Lý Sơn đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, do giá tỏi Lý Sơn cao hơn nhiều so với tỏi ở các địa phương khác, những năm gần đây, một số thương lái mang tỏi từ đất liền ra đảo trà trộn, làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng tỏi Lý Sơn. Ngoài ra, nghề trồng hành, tỏi ở Lý Sơn cũng đang đứng trước những khó khăn do thiếu nước ngọt và cát trắng. Anh Nguyễn Văn Trường ở thôn Đông, xã An Hải nói: “Trước đây, cát trắng quanh đảo rất nhiều nhưng nay đã cạn kiệt. Người dân Lý Sơn phải ra các vùng biển quanh đảo lấy cát về. Có thời điểm, giá cát lên đến 100 ngàn đồng/m3, nước ngọt 20 ngàn đồng/m3. Nhiều nông hộ không dám xuống giống vì chi phí đầu tư quá cao”.

Người dân Lý Sơn mong muốn các cấp chính quyền, ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi xử lý nghiêm các đối tượng gian lận thương mại, bảo vệ thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn. Đồng thời tìm ra phương pháp mới để trồng hành, tỏi không tốn quá nhiều cát trắng mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng vốn có của nó.

Minh Khánh