Báo Mỹ: Việt Nam là đối thủ rất khó chịu của Trung Quốc
Tờ Wall Street Journal (Mỹ) đã đăng bài viết có tiêu đề “Vietnam Seeks to Be a Tough Adversary to China” và nhận định,ìnhhìnhBiểnĐônghômnayBáoMỹnhậnđịnhViệtNamlàđốithủkhóchơicủaTrungQuốchicago fire – inter miami Việt Nam hoàn toàn không hề bị động trước những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Thậm chí, ngay cả việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông cũng đã được lường trước.
Bài viết cũng cho rằng, ngoài yếu tố dư luận quốc tế và phản ứng của các nước trong khu vực, điều khiến Bắc Kinh phải hết sức cân nhắc trước khi đe dọa các lợi ích của Việt Nam là tiềm lực quân sự tiên tiến, đặc biệt là năng lực hải quân của nước láng giềng. Nhìn lại lịch sử, trong thập niên 70 (năm 1974) và thập niên 80 (năm 1988) của thế kỷ trước, Trung Quốc đã nhiều lần tiến công và cướp đoạt một số đảo của Việt Nam nhưng đã gặp phải nhiều thất bại cay đắng, điển hình là bài học năm 1979.
Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đánh giá: “Việt Nam đã đặt mua các loại vũ khí, khí tài mới, coi đó là công cụ răn đe và để minh chứng rằng, nếu nước này bị ép một cách thô bạo, họ sẽ có thể khiến đối thủ phải ân hận.”
Phát biểu trước báo chí, Tim Huxley - Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Anh) tại châu Á khẳng định Việt Nam sẽ không xây dựng một kho vũ khí để ganh đua với Trung Quốc, nhưng Việt Nam quyết tâm nỗ lực hiện đại hóa quân đội vừa đủ để có thể định hình cách hành xử trong tương lai của Trung Quốc. Ông Huxley đánh giá “những người Việt Nam là những khách hàng nghiêm túc”, những người mà lịch sử kháng chiến chống lại cả Mỹ và Trung Quốc trong thập kỷ 1960 và 1970 vẫn hiển hiện trong nhận thức. Cũng theo chuyên gia Huxley, “Bắc Kinh không thể chắc về thời điểm nào Việt Nam sẽ phản ứng quân sự”. Sự không chắc chắn đó sẽ là một sự kiềm hãm đối với các hành động của Trung Quốc.
Bên cạnh việc tăng cường sức mạnh quân sự, các chuyên gia cũng khuyên Việt Nam cần thực hiện các bước đi ngoại giao mạnh mẽ hơn. Có thể đây là lúc Việt Nam phải nhanh chóng kiện Trung Quốc tại Liên hợp quốc.
Dịch chuyển giàn khoan chưa phải là bước đi cuối cùng của Trung Quốc
Trước những tin tức mới nhất về tình hình biển Đông trong thời gian qua và kinh nghiệm từ lịch sử, các chuyên gia cảnh báo Việt Nam cần chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với một Trung Quốc không bao giờ chịu công nhận mình làm sai và việc giàn khoan Hải Dương 981 được dịch chuyển ra khỏi vùng biển Đông Việt Nam chưa phải là kết thúc của câu chuyện.
Trả lời phỏng vấn trên báo chí, bà Jeanne Mirer, Chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL), cho hay Trung Quốc chưa bao giờ nhận sai, kể cả những cái sai mà cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ như việc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và hơn hết, tham vọng của một nước cho mình quyền bất tuân luật pháp quốc tế vẫn còn đó.
Bà Mier cũng nhận xét, mặc dù Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Biển Đông Việt Nam nhưng không ai biết trước chính quyền Bắc Kinh sẽ làm gì tiếp theo. Tuy nhiên, các chuyên gia chắc chắn Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ giấc mộng bá chủ ở Biển Đông. Vì vậy, ngay cả khi Trung Quốc đã rút giàn khoan, các chuyên gia luật pháp quốc tế vẫn cần ngồi lại để cùng tìm ra phương án tối ưu nhất nhằm đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Bắc Kinh.
Đồng quan điểm trên, luật sư Pierre Schifferli (Thụy Sỹ) tin rằng cần phải thống nhất hành động tiếp theo để ngăn chặn những động thái tương tự trong tương lai của Trung Quốc. Ông Schifferli tán thành việc sử dụng biện pháp pháp lý nhưng cũng cho rằng không nên bỏ qua nhiều khả năng khác.
Phát biểu về vấn đề này, giáo sư Alexander Yankov, nguyên thành viên của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) đúc kết: “Một khi đã đạt được đồng thuận về các hành động đó, chúng ta cần phải tiến hành ngay. Ngay từ hôm nay hoặc ngày mai. Tôi e rằng thậm chí nếu để đến ngày kia cũng đã là quá muộn”.
Minh Thùy (tổng hợp)
Tình hình Biển Đông hôm nay 24/7: Trung Quốc rút giàn khoan là tin cực tốt với Ấn Độ