【bảng xếp hạng câu lạc bộ brazil】Tham vấn giá: Cần điều chỉnh cho sát thực tế
Trong buổi làm việc với Cục Hải quan TP.HCM vào cuối tuần qua,ấngiáCầnđiềuchỉnhchosátthựctếbảng xếp hạng câu lạc bộ brazil Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã ghi nhận những vướng mắc, bất cập mà Cục Hải quan TP.HCM đề cập nêu trên. Thứ trưởng cho biết, sẽ điều chỉnh, bổ sung những nội dung này cho phù hợp với thực tiễn.
DN được chủ động tham vấn giá
Theo Thông tư số 29/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: 5 đối tượng DN được xếp hạng từ hạng 1 đến hạng 5 được chi cục Hải quan cửa khẩu thông quan hàng hóa nếu đã nộp xong tiền thuế theo giá khai báo mà không cần phải tham vấn tại khâu thông quan.
DN cũng không cần phải đặt khoản bảo đảm kể cả khi chi cục hải quan cửa khẩu xác định dấu hiệu nghi vấn giá khai báo thấp hơn cơ sở dữ liệu của cơ quan Hải quan. Lực lượng kiểm tra sau thông quan sẽ kiểm tra hồ sơ của 5 đối tượng này theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, do đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế theo giá khai báo, không phải nộp khoản đảm bảo, không thuộc đối tượng trốn thuế hoặc gian lận thuế (vì 5 đối tượng này đã được xếp hạng tốt) và đã được cơ quan Hải quan thông quan hàng hóa nên nếu lực lượng kiểm tra sau thông quan truy thu do điều chỉnh giá tính thuế mà không chứng minh được DN trốn thuế hoặc gian lận thuế sẽ xảy ra tình trạng DN khiếu nại, khiếu kiện.
Trưởng Phòng Thuế XNK Nguyễn Đình Nam cho biết, công tác tham vấn giá hiện nay quản lí rủi ro về giá là thực hiện quản lí rủi ro về mặt hàng. Nhưng Thông tư 29 lại chuyển quản lí rủi ro về DN, với quy định 7 mức tình trạng DN. Quyền chủ động trong việc tham vấn giá thuộc về DN. DN được hưởng nhiều quyền lợi hơn trong khi nghĩa vụ nộp ngân sách lại không đề cập.
Ông Nam nêu ví dụ: DN không đến tham vấn, không đồng ý kết luận của Hải quan, không xuất trình bổ sung chứng từ, không đến khai bổ sung thuế khi đã bị bác bỏ trị giá khai báo… cơ quan Hải quan đều không có quyền ấn định giá tính thuế mà phải ra quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN trong thời hạn 30 ngày.
Trong khi theo quy định tại Điều 1, mục 24 (sửa đổi Điều 78) Luật sửa đổi, bổ sung 1 số Điều của Luật Quản lý thuế, chỉ được phép kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN không quá 1 lần/năm. Với quy định 30 ngày nếu DN không chấp hành kết luận tham vấn hoặc kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan, thì lực lượng kiểm tra sau thông tại trụ sở DN không làm gì được DN.
Hoặc khi kiểm tra, bác bỏ trị giá khai báo thì phải đợi đến 10 ngày sau DN đến chi cục Hải quan cửa khẩu khai báo thuế, nộp thuế bổ sung, lúc này chi cục Hải quan cửa khẩu mới có quyền ấn định thuế và thu thuế, nếu DN không đến khai bổ sung hoặc không chấp nhận thì phải ra quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN…
Vướng kiểm tra sau
Một bất cập nữa đó là, tham vấn giá nhằm tạo cơ hội cho DN chứng minh lô hàng khai báo theo trị giá giao dịch đáp ứng đủ 4 điều kiện để tính thuế theo giá hợp đồng, tham vấn không phải là cơ hội để DN chứng minh DN không trốn thuế hoặc không gian lận thuế. Chính vì thế, toàn bộ các lô hàng có nghi vấn giá tính thuế thuộc 5 đối tượng được miễn tham vấn trước đó, lực lượng kiểm tra sau thông quan không thể tham vấn từng lô hàng hoặc thực hiện kiểm tra toàn bộ 100% để xác định trị giá tính thuế giống như tham vấn.
Lực lượng này phải phân loại, đánh giá các yếu tố rủi ro theo “nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan” nên chắc chắn sẽ xảy tình trạng cùng 1 mặt hàng giống hệt do cùng DN hoặc nhiều DN nhập khẩu: sẽ có những DN bị tăng thuế do điều chỉnh giá (sau thông quan xếp vào đối tượng rủi ro cao) nhưng cũng sẽ có DN được chấp nhận giá khai báo (sau thông quan xếp vào đối tượng ít rủi ro) cho chính cùng một mặt hàng “giống hệt, tương tự” nhưng khác DN.
Ở góc độ kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan TP. HCM Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, công tác kiểm tra sau thông quan là kiểm tra quá trình hoạt động của DN để phát hiện những sai sót, sơ hở, còn theo Thông tư 29, việc kiểm tra sau thông quan lại làm theo sự vụ nghi vấn của chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển cho sau thông quan thì rất khó.
Theo đó, cứ 1-2 tờ khai có nghi vấn về giá lại kiểm tra DN sẽ gây khó khăn cho DN, đồng thời Hải quan không đủ lực lượng để kiểm tra. Việc kiểm tra sau thông quan kiểm tra tại trụ sở hải quan như quy định tại Thông tư 29 giống như công tác phúc tập tờ khai tại cửa khẩu. Từ bất cập này, ông Tuấn đề xuất cần phân định rõ trách nhiệm kiểm tra sau thông quan, không chỉ ở Chi cục Kiểm tra sau thông quan.