DNNN vay nợ nhiều nhưng không hiệu quả
Theôngmấttiềnngânsáchthìmấttàisảncôjeju unitedo bộ trưởng Vương Đình Huệ thì tính tới thời điểm 31.12.2011, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỉ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Số nợ này bằng khoảng 65,2% GDP của toàn nền kinh tế trong năm 2011.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Đáng chú ý là có tới 30 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn ba lần. Trong đó có tám đơn vị có tỷ lệ trên mười lần, mười doanh nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 – 5 lần. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất là 0,34 lần còn tỷ lệ tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn bình quân tính theo số liệu báo cáo hợp nhất là 0,62 lần. Tỷ lệ tổng tài sản/tổng nợ phải trả, theo báo cáo hợp nhất bình quân năm 2011 là 1,62 lần.
Qua phát biểu của bộ trưởng và các con số trên có thể thấy, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Vụ thất thoát hơn 10.000 tỉ đồng ở tập đoàn Sông Đà gần đây vẫn được coi là chưa tới mức xử lý kỷ luật, và tập đoàn này chỉ phải nộp lại ngân sách có 30 tỉ đồng |
Mặc dù đi vay khá nhiều nhưng hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN lại rất thấp, chưa xứng đáng với vai trò là chủ lực của nền kinh tế, cũng như các ưu đãi mà khu vực này được hưởng. So với các khu vực kinh tế khác, hiệu quả kinh doanh của các DNNN ngày càng tỏ ra thua kém. Các tập đoàn lớn hoặc rơi vào tình trạng vỡ nợ như Vinashin, hoặc rơi vào cảnh thua lỗ lớn như Vinalines, tập đoàn Sông Đà…, hoặc rơi vào cảnh không trả nợ đúng hạn như tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng, tập đoàn Dầu khí đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng, các tổng công ty như Thuốc lá Việt Nam nợ quá hạn 467 tỉ đồng, Xây dựng công trình giao thông 6 nợ quá hạn 128 tỉ đồng, Rau quả nông sản 30 tỉ đồng.
Tuy hoạt động của khu vực DNNN kém hiệu quả như vậy nhưng Chính phủ vẫn lúng túng trong việc tìm người chịu trách nhiệm. Điển hình như vụ thất thoát hơn 10.000 tỉ đồng ở tập đoàn Sông Đà gần đây vẫn được coi là chưa tới mức xử lý kỷ luật, và tập đoàn này chỉ phải nộp lại ngân sách có 30 tỉ đồng.
Mặc dù bộ trưởng bộ Tài chính và thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều không nêu cụ thể tỷ lệ nợ xấu của DNNN, nhưng có thể ở mức khá cao qua các con số nợ quá hạn của các tập đoàn kể trên. Rõ ràng rằng nếu như khu vực DNNN gây ra nhiều nợ xấu nhưng không thể phá sản, thì gánh nặng chi trả cuối cùng sẽ thuộc về ngân sách nhà nước. Đây sẽ là một áp lực rất lớn đối với ngân sách trong bối cảnh nợ công cao và ngân sách nhà nước eo hẹp, đến nỗi khó khăn trong việc thực hiện tăng lương tối thiểu theo kế hoạch trong năm 2013.
Xử lý nợ xấu trong khu vực DNNN: Bài toán nan giải
Đối với các doanh nghiệp thông thường, ngân hàng thương mại (NHTM) không gặp quá nhiều khó khăn khi thương lượng, xử lý các khoản nợ xấu và có thể thanh lý tài sản đảm bảo khi cần thiết. Tuy nhiên, với DNNN thì việc giải quyết nợ xấu lại khó khăn hơn nhiều do các rào cản pháp lý đối với công sản.
Hầu hết các tài sản thế chấp (nếu có) của DNNN đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước với các điều kiện ràng buộc phức tạp, nên việc phát mại tài sản là không hề dễ dàng. Thông thường, các NHTM thường bán tài sản thế chấp ở dưới mức giá gốc để dễ thanh lý nhưng theo quy định thì các tài sản của Nhà nước không được bán thấp hơn giá trị gốc, hay là giá trị sổ sách của DNNN. Phần lớn tài sản thế chấp lại là bất động sản nên các NHTM lại càng khó khăn hơn trong xử lý nợ, khi mà thị trường bất động sản đã đóng băng suốt hơn một năm qua. Đó là chưa kể tới việc có nhiều khoản vay của DNNN dựa trên sự bảo lãnh của Nhà nước thay vì có tài sản đảm bảo.
Nhìn chung, với các quy định pháp lý hiện nay, việc xử lý các khoản nợ xấu của DNNN hiện nằm ngoài khả năng của hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, các cơ quan quản lý vẫn chưa thống nhất được các bên liên quan phải chịu trách nhiệm về nợ xấu của khu vực này như thế nào. Liệu các NHTM phải chịu thua lỗ và mất vốn do cho các DNNN vay, hay Nhà nước sẽ dùng ngân sách nhà nước để bù đắp (một phần hoặc toàn bộ) các thiệt hại do khu vực này gây ra hay sẽ bán tài sản của các DNNN, bất chấp mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị gốc trên sổ sách, để có tiền trả nợ ngân hàng.
Để xử lý nợ xấu trong khu vực DNNN thì việc hình thành công ty mua bán nợ xấu quốc gia (VMNC) mà NHNN đang đề xuất là chưa đủ. Công ty này có thể không gặp vấn đề gì khi mua lại nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, nhưng sẽ gặp phải các vấn đề pháp lý mà các NHTM đang gặp phải hiện nay liên quan đến việc bán tài sản của DNNN. Rõ ràng, để giải quyết được nợ xấu của khu vực DNNN thì vẫn cần phải có sự tham gia trực tiếp của một uỷ ban tái cấu trúc nền kinh tế trung ương có toàn quyền quyết định về việc mua, bán tài sản của các DNNN. Cơ quan này sẽ phối hợp với VMNC để việc xử lý các khoản nợ, thể hiện bằng việc sẵn sàng bán các loại tài sản ở dưới mức giá trị sổ sách để lấy tiền trả các khoản nợ xấu.
Tuy nhiên, ngay cả khi uỷ ban này được thành lập thì việc thanh lý tài sản cũng không hề đơn giản do quy mô tài sản cần phải bán cho các đối tác khác là rất lớn. Với tình hình thanh khoản thị trường chứng khoán èo uột như hiện nay, và với 2/3 các mã chứng khoán có thị giá dưới mức giá phát hành, thì việc mua lại tài sản của DNNN gần như nằm ngoài khả năng của các cá nhân, tổ chức trong nước, ngay cả khi giảm mạnh giá bán.
Vì thế một trong những vai trò quan trọng của VNMC và uỷ ban tái cấu trúc nền kinh tế là phải tìm kiếm và bán các tài sản thuộc khu vực DNNN cho các tổ chức nước ngoài, thì mới có thể giảm nhanh được tỷ lệ nợ xấu. Nhưng đây là điều mà có vẻ như Chính phủ vẫn chưa muốn đề cập tới.
Theo SGTT