【xem bongs ddas truc tuyen】Rác thải trong xã hội hiện đại

Với nhiều hộ dân,ácthảitrongxãhộihiệnđạxem bongs ddas truc tuyen rác thải điện tử sẽ bị vứt chung với rác thải sinh hoạt

Tại Việt Nam hiện chưa có định nghĩa chính thức về chất thải điện tử (RTĐT) mà chỉ có các khái niệm về chất thải, chất thải nguy hại. Đề xuất từ Dự án sáng kiến giải quyết các vấn đề về RTĐT - STEP của Liên Hợp quốc (LHQ) sử dụng khái niệm “Chất thải  điện tử là thuật ngữ chỉ tất cả các thiết bị điện - điện tử và một phần của nó đã bị thải bỏ bởi chủ sở hữu mà không có ý định tái sử dụng”.

RTĐT phát sinh gồm đồ gia dụng điện tử, văn phòng hết giá trị sử dụng, các bộ sản phẩm điện tử lỗi và cả thiết bị thải được nhập khẩu bất hợp pháp.

Trên thực tế, hầu hết các thiết bị điện tử đều chứa các nguyên tố độc hại cao như chì, thủy ngân, cadmium, bari, các chất chống cháy... Thông dụng nhất như một chiếc điện thoại iPhone cũng sử dụng 17 chất hóa học như Neodymium, Europium, Xeri... trong màn hình, bóng đèn huỳnh quang đều có thủy ngân, các nguyên tố này nếu ở liều lượng lớn đều có thể gây thảm họa đối với sức khỏe con người. Các chất độc hại tiềm tàng như chì, thủy ngân... trong RTĐT có thể ngấm sâu vào lòng đất, mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và để lại những hậu họa khôn lường cho môi trường.

Theo LHQ, ước tính mỗi năm có khoảng 50 tấn thủy ngân được sử dụng cho việc sản xuất thiết bị điện tử và theo đường thương mại, những chất độc hại này được rải khắp các cụm dân cư.

Trong xu thế chung, không chỉ ở thành phố mà trên vùng cao như A Lưới, Nam Đông, đồng bằng như Phú Vang, Phú Lộc, các cụm dân cư đều ngày càng dày đặc thiết bị điện tử, đồng nghĩa với việc RTĐT có mặt ở khắp mọi nơi.

Theo thống kê của chương trình môi trường LHQ, mỗi người dân Việt Nam thải ra trung bình 1,3kg chất thải điện tử/năm, tương đương 116.000 tấn/năm của toàn quốc. Những đồ điện tử tiêu dùng như tivi, máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị âm thanh, điện thoại… chiếm tới 2% trong tổng số rác thải hiện nay. Lượng RTĐT phát sinh ở Thừa Thiên Huế trong một ngày cũng lên đến con số đáng kinh ngạc.

Ngày 1/6/2020, UBND tỉnh có Công văn 4512/UBND-GT hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy định phân loại riêng nhóm chất thải nguy hại gồm pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, các thiết bị điện tử hỏng… phải được thu gom, xử lý riêng. Chất thải nguy hại này thu gom tại vị trí lưu chứa được UBND các huyện, thị xã, thành phố quy định với tần suất tối thiểu 6 tháng/lần theo quy định xử lý chất thải nguy hại và đột xuất. A Lưới đang thực hiện thí điểm thu gom chất thải nguy hại (CTNH) trên địa bàn huyện, trong đó bao gồm cả RTĐT.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường của Sở TN&MT cho biết, hiện nay ở Việt Nam có những quy định về xử lý RTĐT cũng như quản lý hoạt động tái chế rác thải, trong đó có RTĐT. Cũng như hiện các dự án có sử dụng pin năng lượng mặt trời khi thực hiện thủ tục về môi trường, Sở TN&MT đều yêu cầu chủ đầu tư có phương án, hợp đồng với đơn vị sản xuất thu hồi pin thải theo quy định. Tuy nhiên đây chỉ là một trong số vô vàn thiết bị điện tử đang hàng ngày được thải ra môi trường được “quản lý”.

Ông Nguyễn Vũ Chánh Nghĩa, Phó Trưởng phòng Kế hoạch - Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) thông tin: Muốn xử lý RTĐT không đơn giản, cần yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất. Đến nay, HEPCO vẫn chưa được Bộ TN&MT cấp giấy phép để xử lý, tuy nhiên HEPCO đang cố gắng và tin tưởng ngày được cấp giấy phép không còn xa. Điều đó cũng có nghĩa là hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có Sở TN&MT thu gom và xử lý RTĐT, điều này có phần khó khăn khi lượng RTĐT ngày càng nhiều và phân tán.

Theo ông  Nguyễn Việt Hùng, để đáp ứng yêu cầu về xử lý các loại RTĐT, Sở TN&MT sẽ kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo HEPCO mở rộng các mã xử lý CTNH hoặc kêu gọi nhà đầu tư đầu tư xử lý RTĐT trên địa bàn tỉnh...

Bài, ảnh: Phạm  Phước Châu