【highlight bóng đá đêm qua】Hiệu ứng từ những giải thể thao được xã hội hóa

Hiệu ứng trên đường chạy của giải marathon 2019 tại Huế

Hiệu ứng

“Ngày hội xe đạp thể thao đường trường quốc tế Coupe de Hue và Cuộc thi Hue - bán marathon” lần đầu diễn ra tại Huế vào năm 2018 là sự kiện thể thao phong trào được tổ chức theo hình thức xã hội hóa quy mô nhất từ trước đến nay trên đất Cố đô khi thu hút hàng ngàn VĐV trong,ệuứngtừnhữnggiảithểthaođượcxãhộihóhighlight bóng đá đêm qua ngoài tỉnh và quốc tế tham dự.

Kết thúc sự kiện trên, những tưởng người tham gia “theo lẽ thường” sẽ “rút lui trong trật tự” như một số giải vật, đua ghe, đua trải…, và chờ “đến hẹn lại lên”, nhưng ngay sau đó, Huế đã rộ lên phong trào tập luyện những môn này khi có hàng ngàn cá nhân, đội, nhóm đăng ký tham gia.

Lý do, ngoài đam mê, rèn luyện sức khỏe, tham gia xe đạp thể thao, Sub hay marathon còn giúp người tập khám phá nhiều hơn những nét đẹp của Huế trong hành trình di chuyển trên những cung đường xanh mát bóng cây, trên dòng Hương êm đềm thơ mộng và cũng là để vượt qua giới hạn bản thân.

Một chặng thi đấu tại Ngày hội xe đạp thể thao đường trường Quốc tế Coupe de Hue 2018

Không chỉ vậy, ngoài ý tưởng của một vài cá nhân rằng, những bộ môn này có thể song hành và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh nhà nếu vạch được lộ trình, có sự phối hợp, đầu tư… thì thông qua tập luyện, những người tham gia còn chung tay với nhiều việc làm ý nghĩa như đến những nơi vùng sâu, vùng xa để hỗ trợ người nghèo (xe đạp), vớt rác trên sông Hương (Sub).

Hiện, những người chơi những môn thể thao này mỗi lúc mỗi đông. Minh chứng là mới đây, riêng tại giải Full marathon lần đầu tổ chức tại Huế (cũng theo hình thức xã hội hóa, muốn tham gia phải nộp tiền) cuối tháng 4 đã thu hút hơn 1.300 VĐV ở 4 cự ly, trong đó có VĐV 7 tuổi (nhỏ nhất) và VĐV 62 tuổi (lớn nhất). Còn với xe đạp và Sub, chỉ cần dạo một vòng quanh TP. Huế, không khó để bắt gặp hàng chục đội, nhóm, CLB đang miệt mài với những guồng quay, nhịp chèo.

CLB Sub gửi thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng Hương của Chủ tịch UBND tỉnh đến các chủ thuyền rồng

Điểm qua 3 môn thể thao phong trào mới phát triển gần đây đã phần nào thấy được niềm đam mê, yêu thích cũng như nhu cầu tập luyện TDTT của người dân Cố đô rất cao. Và ở Huế không chỉ có 3 môn này. Điều này còn được chứng minh khi năm 2017, số người tập luyện TDTT thường xuyên là 31,5%, đến năm 2018 đã nhanh chóng tăng lên 32,6%.

Đầu tư thêm cho phong trào

Thể thao phong trào gồm: thể thao cho mọi người, thể thao học đường và thể thao các lực lượng vũ trang. Trong đó, nhóm thể thao học đường và các lực lượng vũ trang phần nào được đầu tư bài bản hơn về cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện bởi quy mô, đối tượng không rộng bằng nhóm đầu tiên.

Cũng chính điều này nên dù các huyện, thị, thành phố đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, thi đấu TDTT nhưng xem ra, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người dân. Ông Lê Ngọc Tư, Trưởng phòng Quản lý TDTT (Sở Văn hóa & Thể thao) thông tin, hiện một số địa phương, như: A Lưới, Phú Lộc…, thiết chế thể thao vẫn còn nhiều khó khăn khi chưa có bể bơi, nhà thi đấu (hoặc có nhưng xuống cấp trầm trọng), sân vận động do nhà nước đầu tư.

“Làm thế nào để tiếp tục tăng số gia đình thể thao và số người tập luyện TDTT thường xuyên luôn là mong muốn của tỉnh, của ngành. Tuy nhiên, ngoài cơ sở vật chất còn hạn chế, với mức 15-20 triệu đồng/năm cho mỗi xã, phường để tổ chức các hoạt động thể thao thì câu chuyện lan tỏa phong trào từ cơ sở rất khó khăn, dẫn đến đôi lúc “lực bất tòng tâm”, ông Tư nói.

Cũng theo ông Lê Ngọc Tư, nhân lực chuyên trách mảng thể thao cơ sở đang trong tình trạng thiếu và yếu. Nguyên do đến từ việc luân chuyển vị trí thường xuyên khiến người đi khi chưa kịp ổn định, khẳng định năng lực, còn người mới đến, vừa tiếp cận rất khó để nắm bắt chuyên môn sâu.

Những điểm thể thao cộng đồng cũng là một trong những yếu tố then chốt để thúc đẩy phong trào TDTT. Mới đây, Quảng Điền đầu tư 2 bộ dụng cụ (xà đơn, xà kép, ghế tập bụng…) để lắp đặt trên địa bàn huyện. Nhưng nếu cộng thêm những điểm ở chung cư Xuân Phú, đường Tố Hữu, khu đô thị Phú Mỹ An… thì trên địa bàn toàn tỉnh, số điểm thể thao cộng đồng vẫn dưới 10 – quá ít so với nhu cầu, khiến việc thụ hưởng, tập luyện TDTT của người dân hạn chế.

Để phong trào thể thao rộng khắp và quan trọng nhất là thực chất thì tuyến tỉnh và cơ sở phải cùng lúc lan tỏa. Vấn đề này, ở tuyến tỉnh đang ở mức khả thi, nhưng ở tuyến cơ sở, các hoạt động có nơi chỉ ở mức cầm chừng, mang tính hưởng ứng cũng như chưa thể đánh giá về độ thực chất. Nguyên do, tựu trung có nhu cầu nhưng nhiều cá nhân, tập thể không đủ điều kiện, không được hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương pháp và thiếu “hạt nhân” để thúc đẩy phong trào...

Có lẽ, đây là điều mà ngành thể thao tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cũng như đưa ra những giải pháp thích hợp trong thời gian đến.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG