Lập nhóm cùng thi
Tại hội thảo,ỳthiTHPTQuốcgiaNhậnđịnhcủacáctrườngtốptrêbongdaso6 nhiều ý kiến tập trung phân tích và đánh giá khả năng áp dụng kết quả bài thi tổng hợp đánh giá năng lực chung của ĐHQG Hà Nội cho xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo của ĐHQG Hà Nội cũng như tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ khác.
Ông Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra đề xuất giai đoạn đầu một nhóm trường thuộc nhóm trên thảo thuận, liên kết làm theo phương án thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. Sau đó, tuỳ theo kết quả mà sẽ nhân rộng ra.
Ông Giảng cho rằng nên sớm thực hiện phương án này, tốt nhất là năm 2015, và gợi ý Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) có thể tổ chức một nhóm trường để thực hiện.
Ông Đoàn Quang Vinh, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng ủng hộ ý tưởng này. Ông Vinh cho rằng có thể hình thành một nhóm, chia sẻ với nhau nhiều khía cạnh, từ tổ chức thi tới sử dụng kết quả thi.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí ủng hộ ý tưởng hình thành nhóm đại học thi theo phương án đánh giá năng lực. “Nhưng làm vào thời điểm nào chính ĐHQG phải đưa ra câu trả lời thông qua các kết quả thực tiễn” – Ông Trinh khẳng định.
Lưu ý sự hưởng ứng của thí sinh
Ông Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện “3 chung”: Tuyển sinh khó ở kỹ thuật triển khai chứ không khó ở phần khoa học kỹ thuật. Cả nước năm tới có khoảng 1 triệu thí sinh sẽ đi thi. Tính cả cấp THPT có 3 triệu học sinh. Phải làm sao để học sinh biết đề án càng sớm càng tốt mới yên tâm, vì các em là đối tưọng thụ hưởng chính. Đặc biệt, khi hiện tại trường phổ thông đang dạy đơn môn, ĐHQG Hà Nội phải có biện pháp, hướng dẫn thí sinh quen với dạng bài thi tổng hợp mà phương án này đưa ra.
Ông Bành Tiến Long (phải)
“Nói thẳng ra, hiện tại giáo viên phổ thông dù đã chú ý tới phát triển năng lực nhưng cách dạy vẫn nặng truyền thụ kiến thức. Nếu yêu cầu năng lực thì sự đáp ứng, hướng ứng của bên phổ thông sẽ như thế nào?” là ý kiến của ông Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Ông Minh cũng nhận xét bài kiểm tra năng lực chỉ là một trong những tiêu chí để tuyển sinh, trên thế giới còn áp dụng cả thư giới thiệu, hoạt động ngoại khoá, phỏng vấn… và lưu ý cân nhắc cơ sở hạ tầng khi thực hiện bài thi trên máy tính.
Tuy nhiên, GS Lê Đức Ngọc lại cho rằng: “Kiểm tra năng lực có thể từng bước thay thế kỳ thi tốt nghiệp, vì hoạt động đổi mới giáo dục phổ thông vừa mới bắt đầu, sau năm 2015 mới có chương trình và SGK mới. Khi giáo viên, học sinh phổ thông đã nắm được đánh giá năng lực là như thế nào thì sẽ thay được”. Và theo ông Ngọc, thời điểm này phải là 6, 7 năm nữa.
Ông Trần Văn Nghĩa
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí cũng lưu ý ĐHQG Hà Nội về sự quan tâm của thí sinh.
Ông Nghĩa cho biết với kỳ thi quốc gia năm nay, chỉ một thay đổi trong việc đăng ký môn thi mà Cục đã nhận được hàng nghìn câu hỏi với nội dung “Chúng em đã chuẩn bị thi theo khối từ vài năm nay, bây giờ chúng em sẽ phải đăng ký thi để xét tuyển đại học như thế nào? Các trường đại học có còn xét tuyển theo khối không?...”. Ông Nghĩa cho rằng “Nếu ĐHQG Hà Nội công bố phương án tuyển sinh mà không nhận được thắc mắc nào thì sẽ rất “nguy hiểm”, vì điều này nói lên việc học sinh không quan tâm”.
Trước các ý kiến đưa ra tại hội thảo, ông Phùng Xuân Nhạ, Giám đốc ĐHQG Hà Nội đề xuất thẳng thắn: ĐHQG Hà Nội sẽ làm việc trực tiếp với một số trường đại học có điều kiện áp dụng, phối hợp trong tuyển sinh và thực hiện. “Về mặt kỹ thuật thực hiện các trường ngồi với nhau tự thống nhất sẽ linh hoạt hơn. Bộ đóng vai trò ủng hộ, giám sát”.
Ông Nhạ cũng đề nghị Bộ uỷ nhiệm cho ĐHQG Hà Nội làm việc trực tiếp với một số Sở để lấy ý kiến. Vì làm thí điểm nên không lấy ý kiến đại trà, chỉ khoảng 3 - 4 địa phương.
“Bộ GD-ĐT cần xem xét phương án của ĐHQG Hà Nội trên cơ sở hợp lý tính đến yếu tố thí điểm. Thận trọng là cần thiết, nhưng quá thận trọng lại không làm được” – ông Nhạ khẳng định.
Theo Vietnamnet
Kỳ thi Quốc gia 205: Những trường nào chắc chắn sẽ công nhận?