【az alkmaar vs】Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?áttriểnthịtrườngnănglượngcạnhtranhĐộnglựcpháttriểnkinhtếđộclậptựchủaz alkmaar vs |
Đồng chí Phan Xuân Thuỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; PGS. TS Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; TS. Nguyễn Công Dũng - Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đồng chủ trì diễn đàn.
Những thách thức trong phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh
Tại diễn đàn, PGS.TS Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật - nhấn mạnh, phát triển năng lượng luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng. Ông cho biết, những thành tựu trong ngành năng lượng thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc thúc đẩy năng lượng tái tạo, một lĩnh vực mang lại đột phá lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường.
Sáng 6/12, tại Hà Nội, diễn ra Diễn đàn Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh: Thế Duy |
Theo PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về năng lượng tái tạo, khẳng định vai trò của mình trong công cuộc chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Ngành năng lượng cũng đang chuyển mình theo cơ chế thị trường cạnh tranh, tạo môi trường minh bạch và bình đẳng, thu hút đa dạng nguồn đầu tư. Các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn đã ứng dụng công nghệ tiên tiến, góp phần giảm áp lực về an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng thị trường năng lượng của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện, chưa theo kịp tốc độ phát triển của các dự án năng lượng tái tạo, dẫn đến tình trạng quá tải và lãng phí. Các chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ, khung pháp lý còn nhiều bất cập, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về tính ổn định của môi trường kinh doanh.
Diễn đàn lần này đặt mục tiêu trao đổi sâu rộng về lý luận và thực tiễn, bao gồm kinh nghiệm quốc tế, thực trạng thị trường năng lượng cạnh tranh tại Việt Nam và các chiến lược phát triển phù hợp. Ban tổ chức đã nhận được hơn 40 tham luận từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu và lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, tập trung vào việc làm rõ các giải pháp đột phá để xây dựng một hệ sinh thái năng lượng bền vững.
PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật - Ảnh: Thế Duy |
PGS.TS Vũ Trọng Lâm khẳng định, việc phát triển thị trường năng lượng không chỉ là câu chuyện của ngành năng lượng, mà còn là nền tảng quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế độc lập, tự chủ trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn kỳ vọng sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn, góp phần định hướng chiến lược phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường trong dài hạn.
Giálà cốt lõi của thị trường năng lượng cạnh tranh
PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - nhận định, việc chuyển đổi sang kinh tế thị trường cần tập trung vào cơ chế cạnh tranh, mà yếu tố cốt lõi là giá. Trong nền kinh tế thị trường, giá được xác định dựa trên nguyên tắc cạnh tranh, từ đó quyết định hoạt động của cả hệ thống kinh tế. Với hai trụ cột an ninh lương thực và an ninh năng lượng, hai mặt hàng chiến lược là gạo và điện được xem là trung tâm điều hành chính sách.
Ông Thiên chỉ ra rằng trong quá khứ, chính sách an ninh lương thực tập trung vào tăng sản lượng và giữ giá lúa thấp, nhằm đảm bảo nguồn cung. Tương tự, với an ninh năng lượng, chính sách điện lực được giao cho các doanh nghiệp nhà nước, trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước đặt mục tiêu giữ giá điện thấp, dẫn đến hệ quả lâu dài là thiếu hụt nguồn cung, gây áp lực lớn lên nền kinh tế.
Bên cạnh đó, lĩnh vực năng lượng vẫn đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Giá điện thấp đã hạn chế thu hút đầu tư vào ngành, đặc biệt trong các dự án công nghệ cao tiêu thụ năng lượng lớn. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ lạc hậu tận dụng lợi thế giá năng lượng rẻ để đầu tư, kéo theo việc khai thác tài nguyên quá mức và phát thải khí nhà kính tăng cao.
Thống kê cho thấy mức tiêu thụ điện năng trên đầu người của Việt Nam chỉ bằng 33,5% mức trung bình thế giới, trong khi lượng phát thải CO₂ từ hoạt động năng lượng lại tăng gấp đôi trong giai đoạn 2010 - 2020. Hiệu quả sử dụng năng lượng của nền kinh tế thấp, khiến Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ điện/GDP cao nhất.
PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - Ảnh: Thế Duy |
Ông Thiên nhấn mạnh, giá điện thấp không thực sự mang lại lợi ích lớn cho người dân nghèo mà chủ yếu ưu đãi các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ quả là ngân sách nhà nước chịu áp lực lớn trong việc duy trì nguồn cung và hỗ trợ hạ tầng, đồng thời tạo ra những bất cập về cơ cấu đầu tư và phân bổ nguồn lực.
Trong bối cảnh hiện tại, Quy hoạch Điện VIII đã vạch ra lộ trình tăng trưởng năng lượng với trọng tâm là công nghệ cao và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, Việt Nam cần giải quyết bài toán định giá điện, chuyển từ chính sách hỗ trợ giá thấp sang cơ chế cạnh tranh thị trường, từ đó, thu hút đầu tư và phát triển bền vững ngành năng lượng.
PGS.TS Trần Đình Thiên cho hay, để phát triển bền vững ngành năng lượng, Việt Nam cần tập trung khai thác các nguồn lực tiềm năng như thủy triều, hải lưu nóng và đặc biệt là năng lượng hạt nhân. PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, việc khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận như chỉ đạo của Thủ tướng và Tổng Bí thư là bước chuẩn bị chiến lược cho tương lai, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và thúc đẩy đổi mới cấu trúc phát triển kinh tế.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, Quy hoạch Điện VIII cần được đánh giá lại nghiêm túc, không ngại điều chỉnh nếu cần thiết. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy sự linh hoạt trong tư duy điều hành của Đảng và Nhà nước. Điển hình, việc đẩy mạnh năng lượng tái tạo như gió và mặt trời cần đi đôi với việc khắc phục bất cập trong vận hành, chẳng hạn như các dự án đã hoàn thành nhưng chưa được đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực quốc gia và làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư quốc tế.
PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ ra bài học từ chính sách giá cố định (FIT) đối với năng lượng tái tạo, đặc biệt ở Ninh Thuận, là minh chứng cho sự cần thiết phải chuyển đổi sang cơ chế giá thị trường. Việc định giá không phù hợp đã gây ra những hệ lụy lớn, từ lãng phí tài nguyên đến giảm hiệu quả sử dụng vốn. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận minh bạch, công bằng, tránh phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.
Ông Thiên đề xuất triển khai cơ chế giá điện hai thành phần - bao gồm giá công suất và giá theo sản lượng tiêu thụ - như một giải pháp hiệu quả đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công, trong đó có Trung Quốc. Cơ chế này không chỉ khuyến khích đầu tư vào năng lượng mà còn giúp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực, cân bằng cung cầu và giảm áp lực lên hệ thống năng lượng quốc gia.
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đình Thiên cảnh báo rằng, việc thực hiện chuyển đổi sang cơ chế giá thị trường sẽ gặp không ít thách thức, đặc biệt khi nhu cầu năng lượng gia tăng đột biến trong những năm tới. Nếu không có những chính sách linh hoạt và đồng bộ, nguy cơ mất cân bằng năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế rất cao.
PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, quyết tâm đổi mới cơ chế giá điện không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà còn là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế dựa trên nền tảng thị trường cạnh tranh. Chính sách này sẽ tạo điều kiện để Việt Nam chuyển đổi thành công sang một hệ sinh thái năng lượng hiệu quả, bền vững và đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới.