Empire777

Bộ Công Thương sẽ làm gì để hút tư nhân đầu tư vào ngành điện?Duy trì giá FIT mới có thể tạo sức bật bxh indonesia

【bxh indonesia】Cần chính sách tín dụng mạnh mẽ hơn cho năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương sẽ làm gì để hút tư nhân đầu tư vào ngành điện?ầnchínhsáchtíndụngmạnhmẽhơnchonănglượngtáitạbxh indonesia
Duy trì giá FIT mới có thể tạo sức bật cho điện mặt trời mái nhà?
Điện năng lượng tái tạo tăng nhanh, "lo sốt vó" giải tỏa công suất
Cần chính sách tín dụng mạnh mẽ hơn cho năng lượng tái tạo
Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các chính sách khuyến khích tín dụng năng lượng tái tạo mạnh mẽ hơn.

Tại tọa đàm, ông Hồ Tá Tín, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn HBRE cho biết, khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh.

Nguyên nhân là do các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, nguồn vốn và năng lực phát triển dự án của nhà đầu tư,… đã hạn chế việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo để đưa nguồn điện vào sử dụng trên thực tế.

Bên cạnh đó, tỷ lệ dự án năng lượng tái tạo đến nay đi vào vận hành chỉ đạt khoảng 32% đối với điện mặt trời và chỉ khoảng 3,8% đối với dự án điện gió trên tổng số dự án được bổ sung quy hoạch.

Con số này phản ánh được thực trạng triển khai dự án năng lượng tái tạo trên thực tế không phải dễ dàng và hầu hết các dự án hiện nay chỉ nằm trên giấy, nguy cơ xảy ra quy hoạch “treo” là hiện hữu nếu không có giải pháp kịp thời và hữu hiệu.

Theo ông Phạm Như Ánh, Thành viên Ban Điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), ước tính sơ bộ, hiện MB tài trợ tín dụng cho các dự án cung cấp khoảng 15% tổng quy mô công suất phát điện mặt trời và khoảng 12% công suất phát điện gió trên cả nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định cho vay, MB cũng gặp một số khó khăn vướng mắc như: Các dự án điện năng lượng tái tạo có thời gian vay vốn rất dài, từ 10-15 năm nên các ngân hàng bị vướng các giới hạn an toàn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Việc này làm giảm quy mô vốn của ngân hàng có thể cấp tín dụng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, rủi ro về giải tỏa công suất và từ chối mua điện trên hợp đồng mua bán điện làm cho ngân hàng rất khó thẩm định hiệu quả dự án.

Ngoài vấn đề về vốn vay khó, lĩnh vực phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng gây nhiều khó khăn khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP ra đời buộc các dự án năng lượng tái tạo cơ bản không phát hành được trái phiếu, do quy định mỗi đợt phát hành cách nhau 6 tháng, trong khi nhu cầu là liên tục.

“Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hướng dẫn và xây dựng cơ chế cho tín dụng xanh và ưu tiên giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng cho vay vào các dự án năng lượng xanh hàng năm”, ông Phạm Như Ánh kiến nghị.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương và EVN cần xem lại hợp đồng mẫu, không đẩy rủi ro về DN, DN đã được phê duyệt dự án và tính toán hiệu quả trên công suất phát thiết kế, khi phát điện EVN phải mua hết công suất phát, không để quyền từ chối mua điện trên các hợp đồng mẫu.

Đồng thời đề xuất không giới hạn số đợt phát hành trái phiếu DN vì các dự án điện gió phải thi công mất 2-3 năm, việc giới hạn các đợt phát hành làm cho các chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu DN.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các chính sách khuyến khích tín dụng năng lượng tái tạo mạnh mẽ hơn.

Theo đó, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng cho vay tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng có tỷ lệ dư nợ tín dụng năng lượng tái tạo cao; điều chỉnh trọng số rủi ro đối với dư nợ tín dụng năng lượng tái tạo xuống thấp hơn tín dụng thương mại khác; chỉ đạo, định hướng phát triển tín dụng năng lượng tái tạo trong tổng thể phát triển tín dụng xanh ngành ngân hàng...

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap