【giải c2】Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Mặc dù còn vài tồn tại,ủtướngChínhphủlàmviệcvớicácCơquanđạidiệnViệtNamởnướcngoàgiải c2 hạn chế nhưng công tác ngoại giao kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 đã đóng góp duy trì cục diện đối ngoại, thuận lợi cho phát triển đất nước và đẩy mạnh thu hút nguồn lực phục vụ các động lực tăng trưởng.

Các đại biểu tại điểm cầu tỉnh Long An

Công tác ngoại giao góp phần củng cố tăng trưởng thông qua rà soát triển khai các thỏa thuận tự do hóa thương mại vừa ký kết, nâng cấp thỏa thuận đã có và chủ động đàm phán thỏa thuận mới. Đồng thời, tích cực hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, quyết liệt tháo gỡ vướng mắc trong các dự án với tinh thần lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Bộ trưởng Bộ ngoại giao - Bùi Thanh Sơn báo cáo công tác ngoại giao kinh tế 6 tháng đầu năm 2024

Công tác nghiên cứu, tham mưu chiến lược phục vụ điều hành KT-XH tiếp tục được chú trọng, bám sát yêu cầu phát triển của đất nước, đặc biệt công tác nghiên cứu phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng XIV, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2026-2030 là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, thể chế hóa các cơ chế điều hành, phối hợp trong triển khai ngoại giao kinh tế được tăng cường, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác ngoại giao kinh tế.

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong 6 tháng cuối năm là kiên định mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát huy đổi mới sáng tạo, phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH năm 2024.

Đại biểu tại các điểm cầu trong và ngoài nước

Theo đó, công tác ngoại giao kinh tế sẽ tập trung triển khai Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ; triển khai đồng bộ, hiệu quả, thực chất các hoạt động đối ngoại cấp cao; tiếp tục rà soát định kỳ, đôn đốc tiến độ triển khai các cam kết thỏa thuận; thúc đẩy các động lực tăng trưởng đặc biệt là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao hàm lượng dự báo trong nghiên cứu, tham mưu phục vụ Chính phủ điều hành KT-XH; tạo chuyển biến thực chất trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực thi ngoại giao kinh tế.

Tại hội nghị, các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đồng thuận, nhất trí với báo cáo của Bộ Ngoại giao, đồng thời thảo luận, góp ý, kiến nghị các vấn đề như đẩy nhanh chính quy hóa quan hệ song phương; nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống logistic; tăng cường quảng bá du lịch trên nền tảng mạng xã hội; đàm phán mở cửa thị trường một số mặt hàng nông nghiệp; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, vi mạch, bán dẫn;...

Thứ trưởng Bộ Công thương - Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị

Hội nghị cũng nghe thông tin KT-XH, giải đáp thắc mắc, kiến nghị từ đại diện các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo các tỉnh, thành phố, cơ quan liên quan. Các phát biểu, giải đáp hướng đến mục tiêu phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính thông tin, đất nước đã đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng 6 tháng đầu năm 6,42%, các cân đối lớn của nền kinh tế có thặng dư,...  Thành quả ấy là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Thủ tướng biểu dương, hoan nghênh các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp, nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Thủ tướng nhận định, hiện nay khó khăn thách thức rất nhiều nên không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là thị trường, chuỗi cung ứng, cạnh tranh hàng hóa với các nước; làm việc nào dứt việc đó, có trọng tâm, trọng điểm, phân công rõ ràng; đôn đốc, rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công việc. Chính phủ giữ mục tiêu 6 tháng cuối năm tăng trưởng kinh tế từ 6,5 đến 7%, đột phá về hạ tầng nhiều mặt, đột phá thể chế, nâng cao nguồn nhân lực. Thủ tướng mong rằng, sự kết nối trong và ngoài nước sẽ hiệu quả và chặt chẽ hơn trong thời gian tới./.

Lê An