您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【luật chơi sâm lốc】Chính thức “cởi trói” dán nhãn năng lượng

Empire7772025-01-10 18:19:09【Cúp C1】9人已围观

简介Kết quả thử nghiệm áp dụng cho các tất cả các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước cũng như các lô luật chơi sâm lốc

chinh thuc coi troi dan nhan nang luong

Kết quả thử nghiệm áp dụng cho các tất cả các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước cũng như các lô hàng nhập khẩu có cùng model. Ảnh: Phan Thu.

Bãi bỏ nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Thông tư số 36/2016/TT-BCT thay thế Thông tư 07/2012/TT-BCT về quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện,ínhthứccởitróidánnhãnnănglượluật chơi sâm lốc thiết bị sử dụng năng lượng, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo hướng bãi bỏ các quy định, điều khoản đang bị phàn nàn là gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, Thông tư mới cho phép thay đổi phương thức chứng nhận cho phương tiện thiết bị, tạo thông thoáng cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng bằng cách áp dụng hình thức để doanh nghiệp tự công bố mức hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng trên phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu. DN tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm công bố và dán nhãn.

Doanh nghiệp được sử dụng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng một lần đối với mỗi model sản phẩm, áp dụng cho các tất cả các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước cũng như các lô hàng nhập khẩu có cùng model, cùng nhà sản xuất, xuất xứ và cùng đặc tính kỹ thuật (không giới hạn thời gian hiệu lực của phiếu thử nghiệm).

Bên cạnh đó, việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi các tổ chức thử nghiệm độc lập hoặc các phòng thử nghiệm của nhà sản xuất trong nước và nước ngoài; không giới hạn về việc phải thử nghiệm dán nhãn năng lượng tại các tổ chức thử nghiệm độc lập.

Đặc biệt, trong Thông tư 36, Bộ Công Thương đã quyết định bãi bỏ toàn bộ Chương II của Thông tư số 07 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định tổ chức thử nghiệm và công nhận kết quả thử nghiệm của các tổ chức thử nghiệm. Thay vào đó, trình tự thủ tục chứng nhận tổ chức thử nghiệm trong nước sẽ được thực hiện theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, đối với các tổ chức thử nghiệm độc lập và các phòng thử nghiệm của nhà sản xuất ở nước ngoài không cần đăng ký để được Bộ Công Thương chỉ định hay công nhận, thừa nhận. Các doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng cho sản phẩm hàng hóa nhập khẩu chỉ cần gửi hồ sơ, tài liệu chứng minh các phòng thử nghiệm nêu trên đáp ứng các điều kiện và gửi kèm cùng hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng về Bộ Công Thương.

Thông tư 36 còn bổ sung quy định về dán nhãn năng lượng điện tử. Theo đó, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng giấy thông thường.

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ online, dịch vụ công ở mức độ 4 xử lý hoàn toàn trên mạng qua cổng dịch vụ công trực tuyến online.moit.gov.vn hoặc gửi hồ sơ về Bộ Công Thương qua đường bưu điện.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường quản lý hậu kiểm sau khi DN tiến hành dán nhãn và lưu thông trên thị trường.

Cam kết cải cách

Việc sửa đổi Thông tư 07 một lần nữa thể hiện quyết tâm của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với cam kết “ngành Công Thương sẽ đi đầu trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính”. Thông tư 36 được ban hành theo hướng bãi bỏ các quy định, điều khoản đang bị phàn nàn là gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thực tế thời gian qua cho thấy, Thông tư 07 gây không ít khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp cho rằng, họ phải tiến hành thử nghiệm nhiều lần đối với cùng một model sản phẩm để đáp ứng yêu cầu về đăng ký chứng nhận nhãn năng lượng do quy định về chứng nhận dán nhãn năng lượng theo lô hàng hóa nhập khẩu, hiệu lực của phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng chỉ kéo dài trong 06 tháng. Trong khi cơ sở hạ tầng thử nghiệm hiệu suất năng lượng của các phòng thử nghiệm trong nước còn hạn chế.

Ví dụ như, hiện tại, trên toàn quốc chỉ có 1 phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho động cơ điện đặt tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) tại Hà Nội. Các doanh nghiệp tại miền Trung và miền Nam gặp khó khăn, tốn kém khi phải vận chuyển các động cơ có kích thước, khối lượng lớn tới cơ sở thử nghiệm của Quatest 1 để thực hiện thử nghiệm.

Bên cạnh đó, Thông tư số 07 quy định các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, kể cả sản xuất và nhập khẩu đều phải được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm độc lập để đảm bảo tính minh bạch, chính xác. Tuy nhiên, quy định này sẽ làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất và nhập khẩu.

Ngoài ra, 2 điểm khác tại Thông tư 07 đã và đang bị phàn nàn là gây khó khăn cho doanh nghiệp, gồm quy định việc công nhận và chỉ định các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 2 phòng thử nghiệm độc lập tại Hàn Quốc và Thái Lan đăng ký và được chỉ định.

Vì vậy, các nhà sản xuất tại nước ngoài không có nhiều lựa chọn trong việc thử nghiệm sản phẩm hàng hóa tại nước ngoài đồng thời cũng không giảm tải được đáng kể cho các phòng thử nghiệm trong nước; đồng thời chưa có quy định về việc miễn trừ thực hiện dán nhãn đối với hàng hóa nhập khẩu phi thương mại, hàng hóa, phụ tùng thay thế, dự phòng nhập khẩu đơn chiếc phục vụ cho các công trình, dự án, nhà máy sản xuất…

很赞哦!(5527)