Empire777

Đại biểu Lê Thị Song An - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Long An tham gia phát nhận định brighton vs liverpool

【nhận định brighton vs liverpool】Đề nghị làm rõ các quy định chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Đại biểu Lê Thị Song An - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Long An tham gia phát biểu tại buổi thảo luận

Theo đại biểu Lê Thị Song An nêu, tại khoản 1 Điều 37 để làm rõ tỷ lệ 0,03%/ngày là số tiền lãi do vi phạm chậm đóng, trốn đóng BHXH, đề nghị bổ sung từ  “lãi” vào dự thảo Luật, cụ thể: “1. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điều 36 của Luật này, nếu hết thời hạn đóng BHXH bắt buộc mà không đóng thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chậm đóng, trốn đóng và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm đóng, trốn đóng vào quỹ BHXH”.

Đồng thời, bỏ nội dung tại khoản 4 đối với quy định “Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH thì cơ quan BHXH có quyền khởi kiện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật”.

Vì việc chậm đóng BHXH của người sử dụng lao động nếu đặt trong mối quan hệ với người lao động thì sẽ là quan hệ dân sự, nếu khởi kiện dân sự thì chủ thể thực hiện phải là người lao động hoặc Tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động.

Việc khởi kiện dân sự hoàn toàn độc lập với xử lý hành chính, xử lý hình sự, việc dự thảo đang quy định theo hướng khởi kiện vụ án dân sự sau khi cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính là không phù hợp.

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Tại điểm i khoản 1 Điều 3, đại biểu thống nhất với bổ sung nhóm người tham gia BHXH bắt buộc là “Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố”, theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP, ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố gồm 3 chức danh là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ Trưởng dân phố, Trưởng ban Công tác Mặt trận.

Hiện nay, các chức danh này cùng với công chức Văn hóa – Xã hội là thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế cấp xã có vai trò nòng cốt trong phát triển người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế tại địa phương.

Tại điểm l khoản 1 Điều 3, thống nhất với bổ sung nhóm người tham gia BHXH bắt buộc là “Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh”, về bản chất chủ hộ kinh doanh vừa là chủ cũng là người lao động nên tham gia BHXH bắt buộc là phù hợp. Đây cũng là cơ sở để tăng số người tham gia BHXH, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH.

Về căn cứ đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Đại biểu đề nghị cần quy định rõ hơn ngoài tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thì các khoản phụ cấp khác ngoài lương, hoặc quy định đóng trên tiền lương thực lãnh hàng tháng của người lao động. Vì hiện nay, đa số các doanh nghiệp đang lách luật không đưa vào nâng tiền lương cơ bản mà chuyển sang các khoản phụ cấp khác để không phải đóng BHXH.

Vì vậy, tiền lương làm cơ sở đóng BHXH của người lao động rất thấp chỉ bằng khoảng 50% -70% tiền lương thực lãnh rất thiệt thòi cho người lao động.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An phát biểu

Về mức hưởng trợ cấp thai sản

Tại khoản 1 Điều 94 quy định: “1. Lao động nữ khi sinh con, lao động nam có vợ sinh con được hưởng 2.000.000 đồng cho một con mới sinh”, quy định này chưa phù hợp với tình hình giá cả thị trường hiện nay. Đại biểu đề nghị không quy định mức tiền cụ thể mà nên quy định này bằng một định mức trong tiêu chí nào đó để khi xã hội thay đổi thì định mức đó vẫn còn phù hợp để hạn chế tình trạng sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhiều lần.

Song song đó, tăng mức hưởng trợ cấp khi người lao động tham gia BHXH tự nguyện sinh con từ 2.000.000 đồng thành 3.600.000 đồng cho một con mới sinh bằng với mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con của người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc nhằm khuyến khích người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Bên cạnh đó, đại biểu Lê Thị Song An đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm 1 Điều quy định: “Giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người lao động đối với trường hợp doanh nghiệp nợ BHXH, chậm đóng, trốn đóng, chủ bỏ trốn thì người lao động vẫn được giải quyết hưởng các chế độ BHXH theo quy định và chốt sổ đến thời gian doanh nghiệp đã đóng BHXH”.

Vì theo đại biểu, lỗi không xuất phát từ người lao động, mà do cơ quan chức năng chưa thu đúng, thu đủ, chưa xử lý nghiêm kịp thời các trường hợp vi phạm và trách nhiệm của người sử dụng lao động vi phạm pháp luật khi không đóng đủ BHXH cho người lao động. Nên không thể không giải quyết các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, tử tuất, hưởng chế độ BHXH 1 lần, hưu trí,… cho người lao động trong trường hợp này.

Tham gia phát biểu thảo luận tại Tổ, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An băn khoăn về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện có đảm bảo tính khả thi không. Đồng thời, làm rõ hành vi vi phạm chậm đóng, trốn đóng BHXH để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất./.

ND

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap