【lịch bóng đá giao hữu câu lạc bộ】Trách nhiệm phối hợp kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tại cửa khẩu

trach nhiem phoi hop kiem tra hang hoa chuyen nganh tai cua khau

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Hải quan Quảng Ninh) đang kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: T.TRANG

Do việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu liên quan đến trách nhiệm,áchnhiệmphốihợpkiểmtrahànghóachuyênngànhtạicửakhẩlịch bóng đá giao hữu câu lạc bộ chức năng, nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành, cơ quan, nên để đảm bảo tính thống nhất và hạn chế vướng mắc khi triển khai thực hiện; đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, đồng thời tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thông quan hàng hóa XNK, tại Khoản 4 Điều 35 Luật Hải quan 2014 đã quy định: “Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu để đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa, phương tiện vận tải”.

Để triển khai quy định này tại Luật, Bộ Tài chính đề xuất đưa vào dự thảo Nghị định quy định hướng dẫn chi tiết Luật Hải quan quy định cụ thể như sau:

Đối với hàng hóa XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc đối tượng kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước thì các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm phối hợp thực hiện kiểm tra đồng thời đối với hàng hóa XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu hoặc các địa điểm kiểm tra hàng hóa, trừ trường hợp vì yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn phải đưa về các địa điểm kiểm tra chuyên ngành. Cơ quan Hải quan chủ trì, điều phối hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu. Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước tại cửa khẩu thực hiện theo Quy chế điều hành hoạt động tại cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đối với hàng hoá XNK thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra có thẩm quyền phải có kết luận kiểm tra và gửi cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 35 Luật Hải quan hoặc gửi tới Cổng thông tin Một cửa quốc gia trong trường hợp cơ quan kiểm tra có hệ thống công nghệ thông tin kết nối với Cổng thông tin Một cửa quốc gia để cơ quan Hải quan quyết định việc thông quan hàng hoá trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác.

Thực tế hiện nay, quy định về việc kiểm tra chuyên ngành và đưa hàng về bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành cũng gây nhiều bất cập. Hiện nay các bộ, ngành ban hành quá nhiều danh mục hàng hóa phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan dẫn đến tình trạng chồng chéo, không rõ ràng gây nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan và DN trong việc thực hiện. Điều này cũng tạo sức ép rất lớn lên việc thực hiện thủ tục thông quan của cơ quan Hải quan, phát sinh nhiều chi phí bất hợp lý cho DN. Nhiều trường hợp hàng hóa trong khi chờ kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành do điều kiện lưu giữ, bảo quản tại cửa khẩu không thể đáp ứng được nên đã được các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan Hải quan cho đưa hàng về bảo quản. Thế nhưng ngay khi được đưa hàng ra khỏi cửa khẩu, DN đã đưa ra thị trường tiêu thụ dẫn đến nhiều nguy cơ mất an toàn cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng…

Để xử lý các vướng mắc nêu trên, tại Điều 35 Luật Hải quan 2014 đã quy định về trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan (xem box). Và dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Hải quan sẽ làm rõ thêm một số nội dung sau:

Cơ quan Hải quan căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành để thực hiện việc kiểm tra và quyết định việc thông quan hàng hóa.

Hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa XNK để được kiểm tra chuyên ngành, trong thời gian này phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan.

Đối với hàng hóa cần sự bảo quản đặc biệt (hóa chất, chất dễ cháy, nổ, hàng hóa thực phẩm đông lạnh, nguyên vật liệu thuốc…), cơ quan kiểm tra chuyên ngành đồng ý cho đưa hàng về bảo quản tại những địa điểm có đủ điều kiện thực hiện giám sát hải quan theo quy định thì phải đề nghị bằng văn bản đồng thời thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành đúng quy định. Cơ quan Hải quan thực hiện việc giám sát đối với hàng hóa đưa về bảo quản tại những địa điểm trên theo quy định.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp các bộ, cơ quan liên quan xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí máy móc, thiết bị phục vụ việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, bao gồm cả việc kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan Hải quan và kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan nhà nước khác tại các cửa khẩu quốc tế có lưu lượng hàng hóa XNK lớn. Các cơ quan nhà nước tại cửa khẩu có trách nhiệm bố trí lực lượng để phối hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 35 Luật Hải quan:Trách nhiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan

1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận tải.

Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hoá, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hoá, phương tiện vận tải thì cơ quan Hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để quyết định việc thông quan.

2. Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được thông quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra chuyên ngành hoặc chủ hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan và hàng hóa đó chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan cho đến khi được thông quan.

Chủ hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan Hải quan quyết định thông quan.

3. Thời hạn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan Hải quan trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.

4. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu để bảo đảm thông quan nhanh chóng hàng hoá, phương tiện vận tải.