【nhận định bóng đá hôm nay kèo nhà cái】"Cá điêu hồng nhiễm chất gây ung thư" chỉ là tin đồn

Ông Dương Thọ Trường,áđiêuhồngnhiễmchấtgâyungthưquotchỉlàtinđồnhận định bóng đá hôm nay kèo nhà cái Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

Chi cục Thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp đã lấy mẫu từ các bè nuôi, các cơ sở bán thức ăn thủy sản để kiểm nghiệm và đã có kết luận: Các vùng nuôi cá điêu hồng của tỉnh Đồng Tháp (huyện Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự) đều không bị nhiễm chất cấm Trifluralin.

Chất Trifluralin dùng để diệt sâu rầy, côn trùng, và ở Đồng Tháp đã cấm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt (Trifluralin có thể gây bệnh ung thư trên người. Quy định dư lượng của Trifluralin không được vượt quá 10µg/kg trong thịt và 1µg/kg trong cá. Tiêu chuẩn cho nước uống phải có hàm lượng Trifluralin nhỏ hơn 5µg/kg. Ở Việt Nam, Trifluralin bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/04/2010. Trifluralin rất độc cho sức khỏe của người và động vật, dư lượng của chúng trong môi trường có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học. Vì vậy, không nên sử dụng loại hóa chất này trong sản xuất nông nghiệp).

Cá điêu hồng ở Đồng Tháp không nhiễm chất gây ung thư. Ảnh: Internet
Cá điêu hồng ở Đồng Tháp không nhiễm chất gây ung thư. Ảnh: Internet

Tin đồn thất thiệt ăn cá điêu hồng sẽ bị bệnh ung thư đã làm cho giá cá ở Đồng Tháp liên tục giảm, người nuôi cá điêu hồng bị thua lỗ nặng. Ngoài tin đồn thất thiệt, thương lái còn lợi dụng chất phụ gia (hàn the) tẩm vào cá bị chết làm cho cá tươi lâu để vận chuyển xa, người tiêu dùng từ chối làm ảnh hưởng đến việc cá điêu hồng xuống giá thê thảm.

Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng cá điêu hồng lớn ở khu vực ĐBSCL. Toàn tỉnh hiện có hơn 2.300 bè, vèo nuôi cá, trong đó nuôi cá điêu hồng chiếm hơn 60%. Do sản lượng lớn và thường thu hoạch rộ nên thương lái thường ép giá người nuôi khi đến thời điểm thu hoạch. Tin đồn thất thiệt trên đã xuất hiện vào cuối quí I/2012 đã làm cho giá cá giảm xuống mức thấp nhất, người nuôi hoang mang. Khi các ngành chức năng vào cuộc, lấy mẫu kiểm nghiệm, xác định cá điêu hồng không bị nhiễm chất Trifluralin thì giá cá bắt đầu tăng trở lại, người nuôi bắt đầu có lợi nhuận. Nay, đến thời điểm cá cho thu hoạch lại có tin đồn như trên làm giá rớt mạnh.

Hiện nay, thương lái mua tại bè chỉ với giá 25 ngàn đồng/kg, người nuôi lỗ từ 5-7 ngàn đồng/kg cá thịt. Các hộ chăn nuôi cho biết, bình quân nuôi 1 tấn cá con cho ra từ 7-10 tấn cá thịt sau 6 tháng nuôi. Đến thời điểm thu hoạch nếu thương lái không mua, hoặc ép giá, người nuôi phải kéo dài thời gian nuôi, tăng thêm chí phí nhân công, thức ăn; cá lớn nhanh làm chật bè, thiếu oxy nên cá bị chết sẽ tăng thêm phần thua lỗ.

Anh  Nguyễn Văn Hiệp ở ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh có 4 vèo nuôi cá điêu hồng (120 ngàn con cá giống) cho biết, người nuôi đang bị lỗ nặng, giá cá quá thấp từ 35.000 đ/kg nay xuống chỉ còn 25.000đ/kg do các tin đồn thất thiệt gây ra. Trong khi đó, giá thức ăn lên quá cao, giá 1 bao thức ăn cho cá điêu hồng vào tháng 8/2011 là 298 ngàn đồng/bao 25 kg (27% độ đạm) hiện nay giá lên đến 325 ngàn đồng/bao. Cá nuôi 6 tháng cho thu hoạch nhưng do bán không được nên nhiều hộ nuôi còn giữ lại thêm 2-3 tháng cho nên chi phí thức ăn tăng lên rất nhiều.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do cá điêu hồng vào kỳ thu hoạch rộ cung vượt cầu và "đụng" phải nhiều loại cá khác làm cho giá cá điêu hồng càng thêm rớt giá. Theo tính toán, với giá như hiện nay, bình quân mỗi bè, vèo sẽ lỗ từ 50-100 triệu đồng.

TheoHải quan