Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa phối hợp với Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Tọa đàm tham vấn ý kiến quốc tế về nội dung sửa đổi,ấnkiếnquốctếvềnộidungsửađổibổsungLuậtBảohiểmxhộkết quả bóng đá giải vô địch úc bổ sung Luật BHXH.
Ông Robert J.Palacios, Chuyên gia trưởng lĩnh vực an sinh xã hội khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho ý kiến tham vấn tại tọa đàm.
Cần thiết phải sửa đổi Luật BHXH
Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn nhấn mạnh, BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam. Qua hơn 7 năm thi hành, Luật BHXH năm 2014 đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách theo nguyên tắc đóng - hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với mục tiêu cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. “Sau khi nghiên cứu hồ sơ đề nghị xây dựng Luật BHXH (sửa đổi), BHXH Việt Nam nhận thấy một số nội dung cần được làm rõ và điều chỉnh trong dự thảo sửa đổi Luật BHXH (sửa đổi) lần này và những nội dung này rất cần những ý kiến đóng góp của các chuyên gia quốc tế có chuyên muôn và am hiểu về bản chất của hệ thống an sinh xã hội trên toàn cầu”, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn nhấn mạnh.
Ông Robert J.Palacios, Chuyên gia trưởng lĩnh vực an sinh xã hội khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cũng khẳng định việc sửa đổi Luật BHXH có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam là quốc gia châu Á đang già hóa dân số nhanh nhất, nhanh hơn cả Nhật Bản và Trung Quốc nên vấn đề bao phủ BHXH cũng như sửa đổi, bổ sung Luật BHXH cần phải được triển khai. Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ người dân tham gia vào hệ thống BHXH, nếu không sẽ rơi vào tình trạng “già trước khi giàu”.
Sửa đổi Luật BHXH sẽ tăng người tham gia BHXH
Nghị quyết số 28-NQ/TW đưa mục tiêu đến năm 2025 có 45% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH (trong đó 2,5% tham gia BHXH tự nguyện); đến năm 2030 có 60% tham gia BHXH (trong đó 5% tham gia BHXH tự nguyện). “Để đạt mục tiêu trên cần mở rộng đối tượng làm việc không theo hợp đồng lao động, có công việc ổn định, có thu nhập, có sự ràng buộc trách nhiệm giữa người nhận công việc, nhận thù lao và người giao việc, trả thù lao; quy định các nhóm đối tượng tham gia BHXH theo lộ trình mở rộng dần và giao Chính phủ quy định đảm bảo cân đối và phù hợp với thu nhập từng thời kỳ; bổ sung chế độ trợ cấp thai sản trong chính sách BHXH tự nguyện để thu hút người tham gia BHXH tự nguyện”, bà Đinh Thu Hiền, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) đề xuất.
Về vấn đề mở rộng diện bao phủ BHXH và thực trạng tại Việt Nam, ông Christophe Lemiere, Quản lý Chương trình Phát triển Con người tại Việt Nam cho rằng, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc tại Việt Nam thấp là do quy định thời gian tối thiểu hưởng lương hưu dài (20 năm). Việt Nam cũng là nước duy nhất cho phép người lao động rút BHXH một lần, từ đó làm tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội, đồng thời Nhà nước phải hỗ trợ thu nhập cho lượng lớn người dân là người cao tuổi không tham gia vào hệ thống an sinh xã hội.
Cũng theo ông Christophe Lemiere, ngành nào cũng có lao động có khả năng tham gia, nếu Luật BHXH (sửa đổi) mở rộng nhóm tham gia BHXH bắt buộc đến tất cả người lao động làm công (khu vực công, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh) thì số người tham gia vào hệ thống BHXH tại Việt Nam sẽ tăng theo. “Để chính sách BHXH phát triển bền vững, Chính phủ cần tăng diện tham gia BHXH bắt buộc, hạn chế số người rút BHXH một lần, hỗ trợ 30 - 50% mức đóng BHXH tự nguyện cho nhóm người nghèo thì mới có thể đạt mục tiêu 60% lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2030”, ông Christophe Lemiere nhấn mạnh.
Theo BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM