Chương trình có sự tham dự của khoảng 300 lãnh đạo doanh nghiệp,ệtNamlàmộttrongnhữngnềnkinhtếpháttriểnnhanhnhấtthếgiớkq pháp hôm nay các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế cũng như sinh viên các trường đại học.
Diễn giả khách mời đến từ các cơ quan ban ngành thuộc chính phủ cũng như các doanh nghiệp lớn gồm tiến sĩ Trần Du Lịch (cố vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội), bà Hà Thu Thanh (Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam) và ông Blair Fowler (Tổng giám đốc Renaissance Hotel Saigon).
Các diễn giả khách mời đã thảo luận về môi trường kinh doanh hiện tại ở Việt Nam, quản trị đa văn hóa, văn hóa và đạo đức kinh doanh, làm thế nào để đưa các hiệp định thương mại tự do vào thực tế, cũng như các xu hướng kinh doanh quốc tế quan trọng liên quan đến Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung - Trưởng bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT Việt Nam đồng thời là người chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện, cho biết, hội thảo chuyên đề nhằm lắng nghe quan điểm từ lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách cũng như học giả về những vấn đề và thách thức quanh hoạt động kinh doanh quốc tế ở Việt Nam.
Ông Trung cho biết, “Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Am hiểu môi trường kinh doanh và chính sách của Việt Nam là điều rất quan trọng với công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước muốn vươn ra thị trường quốc tế. Vì vậy, trường muốn thiết lập một diễn đàn để thảo luận các chủ đề quan trọng liên quan đến kinh doanh quốc tế ở Việt Nam, đồng thời tạo nền tảng cho hội thảo chuyên đề hàng năm về hội nhập kinh tế và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quốc tế từ các doanh nghiệp thành công cũng như từ các quốc gia khác”.
Phát biểu tại đây, tiến sĩ Trần Du Lịch cho biết, toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu hướng tất yếu của thời đại. Việt Nam đang nắm bắt để tận dụng rút ngắn quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Nhận xét về vai trò hội nhập kinh tế quốc tế, tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, chủ động và tích cực hội nhập mang ý nghĩa chiến lược trong đường lối kinh tế của Việt Nam và đang thực thi nhất quán trong suốt 20 năm qua.
“Sau WTO, Việt Nam chủ động và kiên trì đàm phán ký kết FTA song phương và đa phương thể hiện quyết tâm hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Những kết quả đạt được về kinh tế đối ngoại, nhất là ngoại thương và FDI từ sau khi gia nhập WTO đã chứng minh rõ nét: Sự đúng đắn của hội nhập và do đó cũng đang minh chứng sự đúng đắn của FTA. Chính hội nhập đã thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thể chế kinh tế trong nước, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam” - tiến sĩ nhấn mạnh.
Theo ông Lịch, để tận dụng cơ hội do hội nhập nói chung và FTA nói riêng mang lại, Việt nam cần tiến hành 3 chính sách lớn: cải cách thể chế kinh tế; tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước.