Thay đổi tư duy để tăng thu nhập
Để người nông dân có thể sống tốt trên mảnh đất của mình là mục tiêu cuối cùng trong công cuộc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp mà Đảng,ànhNôngnghiệpChuyểntừtưduysảnxuấtsangtưduykinhtếxếp hạng vô địch quốc gia pháp Nhà nước đang nỗ lực thực hiện.
Tỉnh Đồng Tháp là địa phương đầu tiên trên cả nước được Trung ương giao thí điểm tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Trong đó, nổi bật nhất là thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó, chủ trương của địa phương không tăng diện tích 3 vụ lúa trong năm mà thay thế bằng cây màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản phù hợp. Tính từ năm 2017 đến nay, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả hơn 50.000ha, chủ yếu trên đất 3 vụ và đất 2 vụ. Điển hình nông dân trồng khoai môn trên nền đất lúa bán giá 22.000 đồng/kg, lợi nhuận đạt 302 triệu đồng/ha/vụ, trồng ớt giá bán 13.000 đồng/kg lợi nhuận đạt 90 triệu đồng/ha/vụ…
Chuyển đổi mô hình phát triển, không gian phát triển, tư duy phát triển
Thời gian gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ nhiều loại nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là những loại hoa, rau, củ, quả… bị ảnh hưởng rất lớn. Trước tình hình đó, bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đã có nhiều thay đổi tư duy trong đầu tư, sản xuất nông nghiệp.
Ví dụ, ở những khu vực chuyên canh cây cà phê, do giá cà phê vối nhân xô những năm gần đây tương đối thấp, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg nên bên cạnh việc đầu tư theo hướng hữu cơ để canh tác bền vững, nhiều nông hộ trong tỉnh đã ưu tiên xen canh các loại cây trồng khác, trong đó có cây mắc ca. Hạt mắc ca có giá dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg đã giúp nhiều nhà vườn có thêm thu nhập, đẩy mạnh liên kết, tìm kiếm đầu ra… Với cách làm này, không chỉ giúp cây cà phê bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình xen canh còn góp phần rất lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng riêng một loại cây, ngoài ra còn giúp bà con nông dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp thuận tiện trong việc liên kết sản xuất, đầu ra tiếp tục ổn định, giá cả phù hợp… Đồng thời, đã hạn chế đáng kể những tác động bất lợi mà đại dịch Covid-19 gây ra đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Từ thực tế của tỉnh Đồng Tháp, Lâm Đồng… và nhiều tỉnh khác đã chứng minh nếu mạnh dạn chuyển từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế” sẽ góp phần duy trì, cải thiện năng suất, sản lượng và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Chủ động thay đổi, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngành Nông nghiệp đang lựa chọn chủ động thay đổi, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để thích ứng lâu dài, phát triển bền vững cũng như để vượt qua những khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: “Chúng ta cần phải có được một chiến lược mang tính dài hạn, bởi câu chuyện của nông nghiệp không phải chỉ có trong 1 mùa vụ mà phải rất nhiều năm hay kế hoạch 5 năm để chúng ta giải quyết được những vấn đề nội tại. Vì vậy, chiến lược của ngành Nông nghiệp trong thời gian tới là hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, với yêu cầu quan trọng nhất là chuyển đổi mô hình phát triển, không gian phát triển, tư duy phát triển”.
Theo đó, thời gian tới ngành Nông nghiệp tiếp tục chuyển từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”.
Để tiến trình thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp đạt tốc độ nhanh, bắt kịp với thị trường trong quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, một trong những giải pháp then chốt đó là thu hút đầu tư vào nông nghiệp.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích, trong khi cơ quan nhà nước giữ vai trò cầu nối từ doanh nghiệp đến người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp giới thiệu, dẫn dắt người nông dân từng bước tiếp cận các quy chuẩn của thị trường, xu thế tiêu dùng, điều chỉnh từ quán tính “tự cung tự cấp” sang sản xuất theo tín hiệu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Cộng đồng doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn kiến thức kinh tế, cập nhật thông tin thị trường cho cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành. Đó là mối quan hệ tương hỗ và bình đẳng, cần nhau, bổ trợ lẫn nhau, chứ không phải “xin cho”. Chính thái độ cầu thị, tôn trọng của cơ quan quản lý nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp đến đầu tư, không chỉ hướng đến doanh thu, lợi nhuận, mà còn ý thức về trách nhiệm hỗ trợ các nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khơi gợi tinh thần khởi nghiệp nông nghiệp, lan toả tri thức, nâng cao chất lượng sống người nông dân, chung tay tạo dựng hệ sinh thái nông nghiệp.
“Ở tầm vĩ mô hơn, cộng đồng doanh nghiệp không chỉ đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tạo thêm cơ hội việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, mà còn giữ vai trò phản biện và góp ý chính sách, tư vấn kinh tế, định hình đường hướng phát triển của địa phương, của quốc gia” – vị tư lệnh ngành Nông nghiệp khẳng định.
8.000 tỷ đồng xử lý 76 điểm sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có cuộc họp về việc thực hiện các nhiệm vụ của bộ về Nghị quyết 120 - Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ông Nguyễn Văn Việt – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, triển khai Nghị quyết 120 của Chính phủ, thời gian qua Bộ NN&PTNT ưu tiên tập trung thực hiện 4 lĩnh vực then chốt. Đó là xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; phát triển thuỷ lợi vùng ĐBSCL; phòng, chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai và nghiên cứu chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng. Đến thời điểm này, hầu hết nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ NN&PTNT đã cơ bản hoàn thành. Đặc biệt từ năm 2018 đến nay, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội hỗ trợ các tỉnh vùng ĐBSCL 6.622 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách trung ương, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, góp phần ổn định dân sinh, vùng ven sông, ven biển (với tổng số khoảng 157km). Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay cần tiếp tục xử lý 76 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài 140km, tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng. |
Thanh Hiền