【lịch thi đấu giải ý hôm nay】Nền kinh tế lớn nhất châu Âu gặp nguy nếu loại bỏ dầu khí Nga

Giới chức châu Âu đang thảo luận về các đòn trừng phạt mới đối với ngành năng lượng Nga. Nhưng điều này có thể đe dọa nền kinh tế Đức và cả khu vực.

TheềnkinhtếlớnnhấtchâuÂugặpnguynếuloạibỏdầukhílịch thi đấu giải ý hôm nayo CNBC, các nhà kinh tế Đức cảnh báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể rơi vào suy thoái nếu nguồn cung khí đốt bị chặn. Tác động thậm chí sẽ lan rộng ra khắp châu lục.

Hôm 13/4, 5 tổ chức kinh tế lớn nhất của Đức đã hạ dự báo tăng trưởng GDP do xung đột giữa Nga và Ukraine.

Cụ thể, tổ chức RWI (thành phố Essen), DIW (Berlin), Ifo Institute (Munich), IfW (Kiel) và IWH (Halle) cho rằng nếu các đòn trừng phạt liên quan tới xung đột Nga - Ukraine không leo thang, dòng khí đốt từ Nga đến châu Âu không bị gián đoạn, GDP của Đức sẽ tăng 2,7% vào năm 2022 và 3,1% năm 2,7%.

Mức dự báo tăng trưởng được đưa ra trước đó là 4,8% trong năm 2022.

Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu 19,3% lượng than từ Nga vào năm 2020. Trong cùng năm, EU mua của Nga 36,5% lượng dầu và 41,1% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ.

Kinh tế suy thoái

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Nghị viện châu Âu đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh cấm vận toàn diện đối với dầu, khí đốt và than nhập khẩu từ Nga.

EU đã lên kế hoạch cấm nhập khẩu than của Nga. Giới chức châu Âu cũng đang thảo luận về lệnh cấm vận đối với dầu Nga. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần đe dọa cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên sang châu Âu.

Hồi tháng 3, châu Âu đặt mục tiêu loại bỏ dầu khí Nga vào năm 2027. Nhưng xung đột Nga - Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình này.

Nhưng điều này sẽ gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho cả 2 bên. Theo cơ quan thống kê châu Âu, Đức đã mua 58,9% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ từ Nga vào năm 2020.

Hôm 22/2, Đức đã tuyên bố tạm dừng dự án Nord Stream 2 - dự án trị giá 11 tỷ USD được ra đời nhằm tăng gấp đôi dòng khí đốt giữa Nga và Đức.

Nếu nguồn cung năng lượng của Nga sang châu Âu bị chặn đứng, theo các tổ chức kinh tế Đức, tăng trưởng GDP nước này sẽ bị thu hẹp còn 1,9% trong năm nay. Đến năm 2023, nền kinh tế thậm chí còn sụt giảm 2,2%.

"Nếu nguồn cung khí đốt bị chặn, nền kinh tế Đức sẽ trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng", ông Stefan Kooths - Phó chủ tịch kiêm Giám đốc nghiên cứu tại Viện Kiel - nhận xét.

Ông cũng cho rằng việc Đức phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga cần được thay đổi nhanh chóng.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Giới chức cần kiềm chế mức lạm phát kỷ lục mà không kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế vốn đã suy yếu. Xung đột giữa Nga và Ukraine càng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng.

Theo dữ liệu chính thức, EU nhập khẩu 19,3% lượng than từ Nga vào năm 2020. Trong cùng năm, EU mua của Nga 36,5% lượng dầu và 41,1% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ.

Trên thực tế, rất khó để các nước thành viên EU nhất trí với lệnh trừng phạt mới. Bởi mức độ phụ thuộc vào dầu Nga của mỗi quốc gia trong khối này khác nhau.

Một số quốc gia ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Nhưng những nước khác cho rằng động thái đó sẽ tác động lớn tới nền kinh tế của chính họ mạnh hơn nền kinh tế Nga.

Lạm phát tăng cao

Theo ước tính của Eurostat, lạm phát của khu vực đồng EUR ở mức 7,5% trong tháng 3. Các viện nghiên cứu của Đức dự báo mức trung bình cả năm 2022 là 6,1%, mốc cao nhất trong vòng 40 năm.

Trong trường hợp nguồn cung năng lượng bị chặn, lạm phát sẽ vọt lên mức kỷ lục 7,3%. Năm 2023, lạm phát có khả năng đạt 2,8% và thậm chí chạm ngưỡng 5% nếu gián đoạn nguồn cung.

"Những tác động từ cuộc chiến ở Ukraine đang đè nặng lên hoạt động kinh tế của cả phía cung và phía cầu", ông Kooths bình luận.

"Các gói cầu của chính phủ trong thời kỳ đại dịch đã khiến giá cả leo thang. Đà tăng của giá năng lượng do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine càng làm gia tăng áp lực lạm phát", ông nói thêm.

Lệnh trừng phạt của EU đối với khí đốt tự nhiên của Nga khó xảy ra vào thời điểm này. Bởi những thiệt hại kinh tế mà nó gây ra sẽ rất lớn. Ảnh: Reuters.

Ông Geraldine Sundstrom - Giám đốc danh mục đầu tư tại PIMCO - cho rằng trong giai đoạn này, nguy cơ suy thoái ở châu Âu lớn hơn nhiều so với Mỹ.

“Nền kinh tế châu Âu không ở vị thế mạnh như Mỹ. Một cuộc suy thoái công nghiệp tiềm tàng có thể đang 'gõ cửa' châu Âu. Tình hình sẽ phụ thuộc vào mức độ gián đoạn do xung đột và các đợt bùng phát Covid-19 ở châu Á khiến nhà máy đóng cửa", ông nói thêm.

Ông cảnh báo châu Âu đang đối mặt với "cú sốc nguồn cung" và "cú sốc lạm phát". Trong khi đó, ECB dường như vẫn sẵn sàng bình thường hóa các chính sách, ngay cả khi nguy cơ suy thoái ở châu Âu lớn hơn tại Mỹ.

(Theo Zing)