TheìnlạiĐạihộiĐảngcấpcơsởQuychếbầucửđượcthựchiệnnghiêvô địch italiao báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, Đại hội tổ chức cơ sở đảng nhiệm kỳ 2020-2025 trong cả nước đã hoàn thành. Tính đến hết ngày 30/6/2020, đã có 52.000 tổ chức cơ sở đảng tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, chỉ còn 120 tổ chức cơ sở đảng tổ chức đại hội sau ngày 30/6.
Cùng thời điểm này, 85 đảng bộ cấp trên cơ sở đã tổ chức đại hội; trong đó có 54 đại hội điểm, 33 đại hội bầu trực tiếp Bí thư. Hà Nội, Yên Bái, Quảng Ninh là những đảng bộ theo dự kiến có tỷ lệ đại hội cấp trên cơ sở bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội cao trong cả nước.
Cùng với Hà Tĩnh, TPHCM..., Quảng Ninh là một trong số các địa phương thực hiện tốt chủ trương thí điểm bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại Đại hội. Trong ảnh: Đại hội đại biểu Đảng bộ TX Đông Triều lần thứ XXV (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh) |
Quy chế bầu cử trong đảng được thực hiện nghiêm
Bước đầu, Ban Tổ chức Trung ương ghi nhận công tác chuẩn bị đại hội ở các địa phương được thực hiện chu đáo, công phu, đúng quy định, phát huy dân chủ, tập hợp được trí tuệ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhân sự giới thiệu tham gia cấp ủy, Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư, Ủy ban kiểm tra bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, thực hiện đúng quy trình. Việc thẩm định, phê duyệt văn kiện, đề án nhân sự của cấp dưới nghiêm túc.
Không khí thảo luận ở nhiều đại hội sôi nổi, thẳng thắn. Quy chế bầu cử trong đảng được thực hiện nghiêm; hầu hết chỉ bầu một lần đủ số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban thường vụ, Bí thư, Phó bí thư, ủy viên Ủy ban kiểm tra và đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy ở nhiều nơi đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, văn kiện của một số nơi chưa toàn diện, sâu sắc. Số lượt ý kiến thảo luận tại một số đại hội còn ít, chưa tạo được không khí tranh luận, phản biện tại đại hội; việc tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện của Trung ương và cấp trên trực tiếp chưa được quan tâm đúng mức. Cá biệt, còn một số nhân sự Bí thư, Phó bí thư tái cử nhưng không trúng.
Ông Phạm Mạnh Khởi, Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương (Ảnh: Trần Khánh) |
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Phạm Mạnh Khởi, Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương cho biết, những điểm mới của Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2020-2025 được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả tốt. Cụ thể là việc thảo luận trực tiếp tại đại hội chương trình hành động và việc thí điểm bầu trực tiếp Bí thư cấp ủy tại đại hội. Cùng với đó, quy trình nhân sự cũng có nhiều đổi mới, thực hiện theo 5 bước, nhân sự tái cử làm trước, nhân sự tham gia lần đầu làm sau theo phương châm làm từng bước chặt chẽ, từng việc cụ thể, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó.
5 bài học kinh nghiệm để tổ chức đại hội đảng bộ các cấp
Để tổ chức thành công đại hội cấp trên trực tiếp cơ sở nói riêng và đại hội đảng bộ các cấp nói chung, ông Khởi nhấn mạnh 5 bài học cần phải rút kinh nghiệm.
Các cấp ủy phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, tư tưởng chỉ đạo trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp và các quy định hướng dẫn của Trung ương để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội. Coi trọng việc thẩm định, phê duyệt văn kiện, đề án nhân sự của cấp dưới, kiên quyết chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung nếu chưa đáp ứng yêu cầu.
Báo cáo chính trị phải có bố cục hợp lý, bảo đảm logic, đánh giá khách quan, toàn diện kết quả đạt được, tổng kết cách làm hay, sáng tạo, thành tựu nổi bật để đúc rút những bài học sâu sắc; đồng thời dự báo sát tình hình để đề ra chỉ tiêu có tính phấn đấu cao, các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện cả về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại, lựa chọn đúng nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp đột phá để phát triển nhanh, bền vững, với tầm nhìn đến năm 2030 và 2045.
Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải có tính chiến đấu cao. Căn cứ các nhiệm vụ của cấp ủy đã được nêu trong các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để kiểm điểm, tránh trùng lặp nội dung với báo cáo chính trị. Chú trọng kiểm điểm việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc, qua đó xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để đề ra lộ trình, biện pháp phù hợp nhằm sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Làm tốt việc gợi ý thảo luận các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp và cấp mình. Tập trung gợi ý thảo luận các nội dung khó, mới, các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, giải pháp đột phá hoặc vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, nhất là những nội dung liên quan trực tiếp đến địa phương, cơ quan, đơn vị và gửi trước nội dung gợi ý thảo luận cho các đại biểu nghiên cứu kỹ, chuẩn bị ý kiến có chất lượng, tạo không khí sôi nổi, tranh luận, phản biện tại đại hội.
Trong công tác nhân sự phải đặc biệt coi trọng chất lượng, lấy tiêu chuẩn, điều kiện là chính, đồng thời đánh giá chính xác cán bộ cả về phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín và kết quả công tác. Những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm, còn nhiều ý kiến khác nhau càng phải giữ đúng nguyên tắc, thực hiện nhất quán, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và quyết định theo đa số./.