【bxh duc2】Sớm đưa gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng đến đích
Một trong những điểm đặc biệt và khác biệt nhất của gói hỗ trợ này là hỗ trợ cho cả người lao động tự do,ớmđưagóihỗtrợansinhxãhộitỷđồngđếnđíbxh duc2 không có hợp đồng lao động – lao động phi chính thức, bởi đây là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Covid-19. Ảnh: ST |
ADB tăng gấp ba gói hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19 lên 20 tỷ USD | |
Infographics: Nền kinh tế đang được “tiếp sức” bằng các gói hỗ trợ nào? | |
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Mong sớm đến đích | |
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng sẽ được triển khai như thế nào? |
Không chi sai đối tượng
Theo khảo sát, đánh giá của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, nếu dịch Covid-19 tiếp tục đà dịch như thế này, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, mất việc làm trong tháng 4 và tháng 5 sẽ khoảng 2,5 triệu người. Trường hợp dịch tiếp tục bùng phát thì số lao động mất việc, thiếu việc làm, thậm chí thất nghiệp sẽ khoảng 3,5 - 4 triệu người. Đứng trước tình hình như vậy, chắc chắn phải có những giải pháp mạnh hỗ trợ để người dân vượt qua khó khăn.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, việc hỗ trợ sẽ hướng tới đảm bảo đúng đối tượng trong thời gian sớm nhất, không để lòng vòng, không để độ trễ trong thực hiện chính sách như chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, việc triển khai hỗ trợ sẽ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định nhóm lao động không có giao kết hợp đồng là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất, cần quan tâm. Song cũng là nhóm khó xác định nhất, dễ nảy sinh hệ lụy. Trong dự thảo Thông tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng dự kiến có 7 nhóm lao động tự do gồm: Những người bán hàng rong quà vặt, những người làm xe ôm, những người thu rác, bốc vác, bán vé số, những lao động trong lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe… Trên cơ sở những đối tượng này, sau khi Thủ tướng quyết định, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chi tiết hóa lên một bước nữa để cho các địa phương dựa vào đó để khảo sát, đánh giá và lên danh sách cụ thể.
"Trong Quyết định và trong Thông tư sẽ hướng dẫn kỹ. Ví dụ như là đối tượng người có công hay bảo trợ xã hội thì do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành kê khai và trực tiếp chi trả; đối tượng thuộc diện nghèo và hộ nghèo thì do UBND cấp xã trực tiếp quản lý kê khai và chi trả; đối tượng thuộc diện mà tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội thì do Bảo hiểm xã hội của cấp huyện chi trả”, Bộ trưởng cho biết.
Đối với doanh nghiệp được vay ưu đãi để trả lương cho người lao động cũng có những ràng buộc nhất định để tránh trục lợi. Theo đó, doanh nghiệp chỉ được vay khi số doanh nghiệp này đã trả 50% mức lương thì mới được vay vốn ưu đãi. Thứ hai là, việc trả lương này không phải trả qua doanh nghiệp mà trả thẳng cho người lao động. Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm lập danh sách và cơ quan chức năng sau khi đã kiểm tra toàn bộ danh sách trả lương chuyển thẳng cho người lao động. Do đó doanh nghiệp khó có thể trục lợi được.
Ngay trong tháng 4 sẽ thụ hưởng chính sách
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phấn đấu về cơ bản ở trong tháng 4 sẽ triển khai hỗ trợ đến người dân. Theo đó, đối với một số đối tượng như người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo thì ngay trong tháng 4 này được thụ hưởng chính sách này. Còn đối tượng thụ hưởng từ chính sách Bảo hiểm xã hội thì tuần này cũng sẽ được triển khai.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng đã trao đổi với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội và ngay trong tuần này khi Thủ tướng ký quyết định về tiêu chí và cách làm thì đơn vị nào, cá nhân có đầy đủ thủ tục chuyển sang Ngân hàng chính sách xã hội có thể trả lời ngay. Như vậy, về cơ bản chính sách này sẽ được triển khai trong tháng 4 nhất là gói hỗ trợ thực hiện 1 lần và chi trọn gói. Còn những đối tượng có quan hệ lao động sẽ được triển khai thông qua hệ thống doanh nghiệp và xác nhận của hệ thống chính quyền địa phương. Thời điểm nào có hồ sơ, thì sau 5 ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải giải quyết.
Đánh giá về gói hỗ trợ này của Chính phủ, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, với độ bao phủ cả 7 nhóm đối tượng và 2 chính sách đặc thù khác cho khoảng 20 triệu người thì đây là gói hỗ trợ an sinh xã hội khác biệt hoàn toàn và chưa từng có tiền lệ. Đây là gói hỗ trợ an sinh xã hội được ban hành nhằm giúp người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19. Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước lúc này thể hiện vai trò “bà đỡ” của Nhà nước có ý nghĩa thiết thực, cấp bách sống còn và nhân văn nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa góp phần thực hiện phòng, chống dịch, nhưng phải tiếp tục tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân với quan điểm là “không để ai bị bỏ lại phía sau”, là hết sức quan trọng, biểu hiện cam kết của Chính phủ là hành động, vì dân là nền tảng củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, biện pháp thực thi của Đảng, Nhà nước, góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
“Một trong những điểm đặc biệt và khác biệt nhất của gói hỗ trợ này là hỗ trợ cho cả người lao động tự do, không có hợp đồng lao động – lao động phi chính thức, bởi đây là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Covid-19 nhưng cũng là nhóm đối tượng khó xác định cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền địa phương nơi quản lý, theo dõi, dân cư để thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng bảo đảm sự công bằng xã hội”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.