【nhacai tv】Tiết kiệm tiền tỷ cho ngân sách từ khoán xe công
Trong thời gian tới,ếtkiệmtiềntỷchongânsáchtừkhoánxecônhacai tv Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng hình thức khoán và bắt buộc thực hiện đối với một số chức danh. Đây cũng là giải pháp hiệu quả để tiết kiệm chi tiêu ngân sách.
Xe công giảm đáng kể
Chủ trương khoán xe công nhận được sự đồng tình của dư luận. Bộ Tài chính đã đi đầu áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày đối với các chức danh thứ trưởng, tổng cục trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc các doanh nghiệp có tiêu chuẩn xe đưa đón từ nhà đến nơi làm việc từ ngày 1/10/2016. Tiếp đó là việc mở rộng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác (bao gồm cả đi họp) trên địa bàn đóng trụ sở làm việc đối với cán bộ cấp vụ, cục (kể cả các cục thuộc hệ thống ngành dọc ở địa phương) từ ngày 1/5/2017.
TP. Hà Nội áp dụng thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung (từ ngày 20/2/2017) tại 8 cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố, gồm 4 sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội; 2 quận (Long Biên, Hà Đông); 2 huyện (Gia Lâm, Thanh Trì). Có 52 người có chức danh thuộc đối tượng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe phục vụ công tác chung, trong đó khối sở là 20 người có chức danh và khối quận, huyện là 32 người. Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan, đơn vị triển khai thí điểm khoán xe ô tô phục vụ công tác chung, tổng chi phí tiết kiệm so với chi phí thực tế sử dụng cùng kỳ là 1,771 tỷ đồng, trung bình tiết kiệm 6,7 triệu đồng/xe/tháng.
Tại TP. Hồ Chí Minh, việc áp dụng thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung (từ tháng 5/2018) ở 5 đơn vị của thành phố (Văn phòng UBND thành phố, Sở Tài chính, Ban Quản lý an toàn thực phẩm, UBND quận Bình Thạnh, UBND huyện Bình Chánh). Việc khoán kinh phí xe công chỉ áp dụng đối với trường hợp đưa đón từ nơi làm việc đến nơi công tác. Theo tính toán của thành phố, việc khoán xe công sẽ giúp tiết kiệm ngân sách hơn 100 triệu đồng/tháng, tương đương 1,2 tỷ đồng/năm (cho 5 đơn vị thực hiện thí điểm) nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đủ số km thực tế sử dụng và nhu cầu.
Theo Bộ Tài chính, việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đã góp phần giảm đáng kể số lượng xe ô tô công; giảm kinh phí sử dụng, chi phí vận hành xe; số lượng nhân viên lái xe giảm góp phần cắt giảm biên chế hành chính; tăng hiệu suất sử dụng xe ô tô công. Các công việc, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và các chức danh thực hiện khoán được thực hiện bình thường, không bị ảnh hưởng khi áp dụng khoán. Việc làm này đã tạo hiệu ứng tích cực từ nhân dân và truyền thông.
Sẽ mở rộng khoán và bắt buộc
Theo ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, việc quản lý, sử dụng xe công có nhiều chuyển biến tích cực. Việc sử dụng xe công vào mục đích riêng đã gần như không còn diễn ra. Hiện nay đã có gần 20 bộ, ngành thực hiện thí điểm khoán xe công.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả việc khoán xe công, ông Trần Đức Thắng cho biết, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ) để xem xét, ký ban hành. Theo đó, sẽ mở rộng hình thức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô; khoán bắt buộc đối với một số chức danh; quy định rõ hơn các nội dung về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô như đối tượng, công đoạn, hình thức, mức khoán và đơn giá khoán; đồng thời giao các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định lựa chọn hình thức khoán để phù hợp với điều kiện thực tế của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
Khoán xe công đã được nhiều quốc gia áp dụng. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước trong từng giai đoạn mà có phương thức bảo đảm phương tiện đi lại khác nhau, như trang cấp bằng hiện vật, khoán, thuê dịch vụ. Ở nước ta, cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công bắt đầu được thực hiện từ năm 2007, tại Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên ở giai đoạn này, cơ chế khoán xe công cơ bản chưa được thực hiện, cả nước chỉ có một vài trường hợp đăng ký khoán tự nguyện.
Đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg tiếp tục quy định việc khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo phương thức tự nguyện nhưng đã quy định rõ hơn cách xác định mức khoán kinh phí theo hướng dễ thực hiện, đảm bảo phương tiện cho đối tượng nhận khoán. Có khá nhiều bộ, ngành, địa phương đã và đang từng bước thực hiện, trong đó, có một số bộ, địa phương áp dụng khoán mở rộng cho nhiều đối tượng như Bộ Tài chính, UBND TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội…
Minh Anh