【el zamalek】Bài toán khó của nước Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về căng thẳng Nga-Ukraine
Washington không muốn có biểu tình trước lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Các đồng minh châu Âu sốc trước biểu tình bạo lực tại Mỹ
Biểu tình tại Mỹ sau khi các cảnh sát đánh chết Tyre Nichols
Biểu tình tại Mỹ sau khi các cảnh sát đánh chết Tyre Nichols

Việc Sở cảnh sát thành phố Memphis, bang Tennessee (Mỹ) mới đây vừa công bố đoạn video về vụ 5 cảnh sát đánh chết người da màu Tyre Nichols vào cuối tuần trước đã ngay lập tức khiến người dân tức giận và nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra trên khắp nước Mỹ.

Tình trạng phân biệt chủng tộc và việc cảnh sát sử dụng vũ lực nhằm vào người da màu đã và đang trở thành vấn đề “nóng” tại Mỹ, đặc biệt sau khi người đàn ông da màu George Floyd bị một cảnh sát da trắng ghì cổ đến chết ở Minneapolis hồi năm 2020. Thế nhưng, ngày 27/1/2023, bi kịch này vẫn lặp lại với anh Nichols. Theo đoạn video dài từ máy quay của cảnh sát và camera giám sát đường phố, một nhóm cảnh sát cố đuổi bắt Nichols, liên tục đấm đá và hạ gục người đàn ông da màu này.

Sau khi đoạn video được công bố, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết cảm thấy "bị xúc phạm và vô cùng đau đớn", cho rằng hành vi trên "sẽ khiến mọi người phẫn nộ một cách chính đáng”. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhắc lại lời kêu gọi những người biểu tình nên hành động trong hòa bình. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp nước Mỹ. Những người biểu tình đã tập trung tại các thành phố Memphis, Washington D.C, New York, Atlanta và một số thành phố lớn khác. Các cuộc biểu tình đã khiến chính quyền một số thành phố cần tới sự hỗ trợ của lực lượng Vệ binh Quốc gia, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động giao thông.

Tại thành phố Memphis, nơi nạn nhân Nichols qua đời, những người biểu tình đã đóng cửa cây cầu I-55, một đường cao tốc chính trong thành phố, ngay sau khi video được công bố. Giới chức thành phố cũng cho đóng cửa Nhà ga Grand Central để đề phòng các cuộc biểu tình ở thành phố New York, nơi những người biểu tình đã tụ tập ở Quảng trường Thời đại.

Còn nhớ sau cái chết của Floyd, phong trào biểu tình “Black Lives Matter” (Quyền được sống của người da màu) đã trở thành khẩu hiệu phổ biến tại các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ ở tất cả 50 bang của Mỹ. Bất chấp yêu cầu giãn cách xã hội của cuộc chiến chống Covid-19 khi đó, hàng chục nghìn người vẫn xuống đường tuần hành nhằm phản đối nạn đối xử bất bình đẳng và bạo lực của cảnh sát. Từ Mỹ, làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc nhanh chóng lan rộng tại châu Âu và châu Đại Dương, với những cuộc xuống đường quy mô lớn, trong đó có nhiều cuộc có tới hơn 10.000 người tham gia. Tuy vậy, tình trạng phân biệt chủng tộc không chỉ dừng lại ở người da màu gốc Phi, đại dịch Covid-19 trong hơn 3 năm qua còn làm xuất hiện tình trạng kỳ thị người gốc Á trong xã hội Mỹ. Theo thống kê của Stop AAPI Hate, một tổ chức chuyên theo dõi các hành vi thù hận nhắm vào người Mỹ gốc Á, chỉ tính từ ngày tháng 3/2020 đến hết tháng 2/2021, đã có gần 3.800 vụ tấn công vào người Mỹ gốc Á.

Khi còn tranh cử tổng thống Mỹ, tổng thống Joe Biden đã đặt mục tiêu xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ. Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống, ông Biden cũng đã ký sắc lệnh đảm bảo công bằng sắc tộc và hỗ trợ những cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. Trước hàng loạt các vụ việc kỳ thị, tấn công hận thù nhằm vào người gốc Á tại Mỹ trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, ngày 20/5/2021, Tổng thống Biden đã thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận Covid-19. Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ mới trong công cuộc giảm bớt tội ác hận thù, bạo lực và kì thị ở Mỹ. Luật này nhằm mục đích đẩy mạnh việc xem xét các vụ bạo lực phân biệt chủng tộc. Dẫu vậy, cái chết của Nichols vẫn cho thấy tình trạng phân biệt chủng tộc là bài toán khó chưa có lời giải ở Mỹ.