【bóngaso】Nguy cơ bị đình chỉ đưa lao động sang Nhật Bản

nguy co bi dinh chi dua lao dong sang nhat ban

DN sẽ bị tạm dừng đưa lao động sang Nhật Bản nếu tỷ lệ bỏ trốn quá 5%. Ảnh Interenet.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp vừa yêu cầu các DN chỉ được phép tuyển chọn và đào tạo thực tập sinh sau khi hợp đồng phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản có hiệu lực và phù hợp với kế hoạch tiếp nhận của các tổ chức tiêp nhận của Nhật Bản.

Cụ thể,ơbịđìnhchỉđưalaođộngsangNhậtBảbóngaso DN đảm bảo hợp đồng phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản đáp ứng các điều kiện tối thiểu như: thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần, mức trợ cấp tối thiểu là 30.000 Yên/tháng (đối với trường hợp được cung cấp miễn phí các bữa ăn) và tối thiểu là 50.000 Yên/tháng (áp dụng với trường hợp không được cung cấp miễn phí các bữa ăn; trong thời gian thực tập kỹ thuật, thực tập sinh được hưởng lương theo quy định tại Luật lương tối thiểu của Nhật Bản.

Ngoài ra, các DN chỉ được phép thu từ thực tập sinh các khoản phí theo quy định với mức không quá 3.600 USD/người/hợp đồng 3 năm; tối đa 1.200 USD/người/hợp đồng 1 năm. DN thu học phí đào tạo tiếng Nhật không quá 5.900.000 đồng/khóa tiếng Nhật tương ứng với thời lượng khoảng 520 tiết/khóa học.

Bộ cũng yêu cầu các công ty xuất khẩu lao động phải minh bạch tất cả các thông tin về đơn hàng, thời gian đào tạo, phí môi giới, phí quản lý… theo hợp đồng ký kết với người lao động.

Đặc biệt, căn cứ vào tỷ lệ thực tập sinh tại Nhật Bản bỏ hợp đồng của các doanh nghiệp báo cáo, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ quyết định tạm dừng dịch vụ đưa lao động sang Nhật Bản với những đơn vị có tỷ lệ thực tập sinh bỏ hợp đồng cao hơn 5%.

Việc rà soát sẽ được thực hiện định kỳ 6 tháng/lần. Quy định tạm dừng chỉ được gỡ bỏ khi doanh nghiệp chịu chế tài tập trung thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ bỏ trốn xuống dưới 5%.