Empire777

Dù nắng hay mưa, không ngại mùi hôi thối, hàng chục người dân kết quả cúp châu âu

【kết quả cúp châu âu】Mưu sinh theo rác

Dù nắng hay mưa,kết quả cúp châu âu không ngại mùi hôi thối, hàng chục người dân vẫn lầm lũi, cặm cụi mưu sinh ở bãi rác thuộc xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh.

Hàng ngày, mọi người bới tìm bọc ni-lông, chai nhựa, giấy vụn,… để đổi lấy tiền.

Bãi rác Tân Tiến có từ rất lâu và là chốn mưu sinh của nhiều người. Có người gắn bó với bãi rác vài tháng, có người vài năm, nhưng cũng có người trên chục năm. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở họ đều có chung một điểm đều là những người dân nghèo, không tư liệu sản xuất, trình độ học vấn thấp, do đó, họ xem nghề bới rác tìm phế liệu như một nghề để mưu sinh. Vì thế, bất kể mùi hôi thối bốc lên nồng nặc vào những ngày nắng, hay ruồi nhặng bâu đầy vào những tháng mưa về, thì hàng chục người dân vẫn lầm lũi bới móc, tìm phế liệu trên bãi rác.

Mới hơn 7 giờ sáng nhưng phía bên trong bãi rác, hàng chục con người cần mẫn cào cào, bới bới tìm từng bọc ni-lông, chai nhựa, lon sữa bò, dây đồng, dây kẽm, giấy vụn,... sau đó cho vào bao. Đó là những thứ mà mọi người bỏ đi, nhưng với họ là những “chiến lợi phẩm” có giá trị, góp phần nuôi sống gia đình. Đang cào bới tìm phế liệu, bà Thị Huyền, ở trọ tại xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Làm nghề này vất vả lắm, những ngày đầu không chịu được mùi hôi thối, cứ bị ói mửa hoài à. Nhưng lớn tuổi rồi, lại không có trình độ nên vợ chồng tôi có xin được việc gì làm đâu. Đành vào đây nhặt rác để kiếm miếng cơm, manh áo qua ngày”. Hoàn cảnh gia đình bà Huyền rất khó khăn, quê quán của bà ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Lúc trước, hai vợ chồng bà đi cắt lúa mướn, nhưng giờ đây đa phần người dân sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch, nên không có việc làm. Cuộc sống khó khăn, cả hai đã cùng nhau sang thành phố Vị Thanh và chọn nghề nhặt rác để mưu sinh. “Suốt ngày phải hít thứ không khí nồng nặc mùi hôi thối này, rồi ruồi nhặng bâu đầy, nhưng vì cuộc sống nên ráng mà làm”, ông Nguyễn Phát Cường (chồng bà Huyền) cho biết thêm.

Một ngày mưu sinh của ông Cường, bà Huyền cũng như những người khác bắt đầu từ lúc sáng sớm cho đến tận chiều tối. Cuộc sống của họ cứ lặng lẽ trôi qua, hết năm này qua năm khác, ngày nắng cũng như ngày mưa. Hàng ngày họ phải đối diện với hàng tấn rác thải bốc mùi nồng nặc. Tuy nhiên, càng nhiều rác thì cơ hội kiếm tiền của họ càng nhiều. Dẫu biết rằng trong đống rác ấy nào chỉ đâu là rác, mà còn có động vật chết, mảnh chai bể, các vật nhọn… thậm chí là kim tiêm. Đó là chưa kể không khí ô nhiễm mà họ phải hít thở hàng ngày, nhưng vì cuộc mưu sinh họ đành bất chấp tất cả. Theo bà Ngô Thị Chi, ở ấp Thạnh Hòa 2, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, khi đào bới nhặt phế liệu đạp phải kim tiêm hay đứt tay do mảnh chai là chuyện thường, bởi một số người chỉ trang bị dụng cụ sơ sài. Nhanh tay lượm bọc ni-lông cho vào bao, nhìn chúng tôi bà Chi cười nói: “Lúc trước, đi làm tôi không có đội nón phía bên trong mà chỉ đội có cái nón lá, hôm đó, đi làm về thấy trên đầu có 2, 3 con dòi tôi phát hoảng. Kể từ đó, ngày nào vào bãi rác tôi cũng bịt kín mặt mũi, đeo bao tay và đi giày ống để tự bảo vệ mình”.

Mặt trời dần lên cao, cái nắng gay gắt đổ xuống bãi rác bốc lên một thứ mùi hôi thối nồng nặc. Một số người sau những giờ phút cật lực cào bới tìm phế liệu đã trở về dưới những lùm cây để nghỉ. Trong khi một số người khác vẫn cặm cụi lê những bước chân mệt mỏi cố tìm cho mình những gì còn sót lại. Mặc dù, biết rằng công việc sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nhưng vì cuộc mưu sinh nên nhiều người vẫn quyết định gắn bó. Khi hỏi vì sao bà không chọn công việc khác sạch sẽ hơn mà lại chọn việc này, bà Ngô Thị Thu, ở ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh tươi cười cho biết: “Hôi hám, dơ bẩn, nhưng làm riết rồi quen, ngày nào không đi làm tôi cũng thấy buồn đó chứ. Tôi không có trình độ, không xin vào đâu làm được nên vào đây nhặt rác kiếm sống, mỗi ngày tôi cũng kiếm được 100.000 đồng. Do đó, còn sức khỏe thì tôi sẽ tiếp tục làm”. Được biết, đã hơn 10 năm nay, ngày nào bà Thu cũng vào đây nhặt rác.

Khoảng 11 giờ trưa, khi những chiếc xe chở rác ngừng hoạt động mọi người ăn vội bữa cơm giữa bộn bề là rác, bữa cơm của người lao động nghèo chẳng có gì, người thì rau luộc chấm nước tương, người thì vài con cá kho, người thì tương chao… Một chiếc xe chở rác vào bãi, mọi người lại khẩn trương với công việc của mình. Trong ánh mắt họ, chúng tôi có thể cảm nhận được những mong mỏi là có thể nhặt được nhiều thứ có thể bán từ đống rác này. Cứ thế, công việc của họ lại tiếp diễn hết ngày này sang ngày khác...

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap