Trung Quốc công bố số liệu GDP quý III/2019 tăng trưởng 6% so với cùng kỳ,áisinhChỉsốvẫncóthểhồinhẹsauphiêbong da c1 mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Thông tin trên ảnh hưởng tới diễn biến của thị trường châu Á trong phiên cuối tuần.
Trên thị trường chứng khoán trong nước, VN-Index duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch, tuy nhiên áp lực cung gia tăng vào cuối phiên khiến chỉ số đóng cửa giảm nhẹ dưới tham chiếu, đạt 989,2 điểm. VN30-Index vận động cùng xu hướng, nhưng tăng nhẹ về mặt điểm số, đạt 919,13 điểm.
Các chỉ số sàn Hà Nội giảm mạnh vào cuối phiên do ảnh hưởng từ ACB (-1,2%). Cụ thể, HNX-Index và HNX30-Index giảm tương ứng 0,56% và 0,9% về 105,48 điểm và 186,28 điểm.
Phần lớn các cổ phiếu ngân hàng đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó, VCB, BID, CTG, VPB, MBB giảm từ 0,2% đến 1,7%. Bên cạnh nhóm ngân hàng, biến động đi xuống của MSN, HVN, SAB ảnh hưởng tới diễn biến chung của VN-Index. Ở chiều ngược lại, VNM và VHM tăng tương ứng 1,1% và 0,6% giúp chỉ số trở nên cân bằng hơn.
Thanh khoản trên sàn HOSE chưa được cải thiện, đạt gần 3,54 nghìn tỷ đồng trong ngày cuối tuần. Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên HOSE, quy mô đạt 40,6 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng F1910 đã đáo hạn và thay vào đó hợp đồng F1911 trở thành hợp đồng của tháng hiện tại; đồng thời một hợp đồng mới được bổ sung là F2006. Về diễn biến giá, cả 4 hợp đồng đều đóng cửa trong sắc đỏ, ngược với chỉ số cơ sở, cụ thể: F1911 giảm 2,9 điểm; F1912 giảm 1,5 điểm; F2003 giảm 3,3 điểm; F2006 giảm nhiều nhất với 5,0 điểm. Tất cả hợp đồng tương lai đều ghi nhận mức chênh lệch dương với chỉ số cơ sở, biên độ từ 0,87 điểm đến 2,87 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh giảm khá mạnh trong phiên cuối tuần. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai giảm tới 21,3%, còn 49.621 HĐ. Do vậy, giá trị giao dịch cũng giảm mạnh, chỉ còn 4.577 tỷ đồng. Khối lượng mở cũng giảm sâu, về mức 14.800 HĐ.
Chỉ số VN30 tăng điểm trong phiên kiểm mốc kháng cự ngày 922 điểm và vượt nhẹ mốc này, nhưng bên bán tăng trở lại co hẹp đà tăng về 919,13 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức hơn 57,6 triệu đơn vị, giảm so với phiên kế trước đó gần 7 triệu đơn vị, đồng thời cũng giảm so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên gần 4 triệu đơn vị.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho thấy, trong biểu đồ kỹ thuật tăng nhẹ 0,03 điểm khiến nến ngày của chỉ số VN30 có dạng giằng co của cả cung và cầu.
Ở đồ thị tuần, nến tuần đảo ngược so với tuần trước với bóng nến chuyển lên trên với lượng bán tăng lên ở vùng giá cao quanh 928 - 920 điểm, kèm tổng khối lượng giao dịch tuần tăng nhẹ so với tuần trước. Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (stochastic) tuần giảm qua đường tín hiệu xuống sát mốc 80 điểm.
SSI Retail Research cho rằng, áp lực bán tăng lên ở vùng giá cao ở 3 phiên giao dịch gần đây khiến nhịp hồi phục yếu đi và đảo chiều giảm điểm trở lại, tuy vậy phiên giao dịch đầu tuần tới vẫn có thể tiếp tục phục hồi nhẹ sau phiên cung cầu cân bằng ngắn hạn trở lại. Mức đảo chiều phiên ngắn hạn cho chỉ số VN30 giữ nguyên ở 918 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo./.
D.T