【soi kèo paraguay】Người Việt đầu tiên đổ mồ hôi máu được chữa khỏi

Mồ hôi máu (Hematohidrosis) là hiện tượng đặc biệt hiếm gặp,ườiViệtđầutiênđổmồhôimáuđượcchữakhỏsoi kèo paraguay thế giới đến nay chỉ ghi nhận khoảng 200 trường hợp. Tại Việt Nam, một nam thanh niên 24 tuổi là người đầu tiên mắc hiện tượng này. 

GS.TS. Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu TW, người trực tiếp phát hiện, điều trị cho trường hợp này chia sẻ, bệnh nhân đến gặp ông xin tư vấn vào tháng 5 năm 2017, theo giới thiệu của một Giáo sư trường Đại học Y Hà Nội.

Nam thanh niên cho hay đang gặp tình trạng rất kỳ lạ. Mỗi khi chạy hoặc lao động nặng, mồ hôi tiết ra có màu đỏ. Khi mặc áo trắng, đi dép trắng, vùng tiếp xúc với da đều bị nhuộm màu đỏ nhạt. Anh cho biết, hiện tượng này xuất hiện cách đó khoảng 1 tháng, người bệnh đã đi khám ở nhiều nơi nhưng không phát hiện ra căn nguyên.

{ keywords}
Vùng tiếp xúc với da của chiếc dép bệnh nhân đi bị nhuộm màu đỏ nhạt - Ảnh: BSCC

Nhiều năm nghiên cứu các bệnh hiếm gặp, các hiện tượng lạ về da liễu, qua hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, GS Khang nghĩ nhiều đến “hiện tượng mồ hôi máu”.

Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định thực hiện 2 xét nghiệm là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán bệnh này, gồm xét nghiệm tìm các thành phần của hồng cầu trong mồ hôi và sinh thiết da để xem hình ảnh giải phẫu bệnh lý. Sau một tuần, hai xét nghiệm này đều cho kết quả dương tính. Chẩn đoán khẳng định bệnh nhân gặp hiện tượng mồ hôi máu và là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam có tình trạng này.

Mồ hôi máu không nguy hiểm về mặt sức khỏe/tính mạng, nhưng thường gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn cho người mắc. Các nhà khoa học nhận định, mồ hôi máu thường xảy ra khi một người rơi vào trạng thái sợ hãi, căng thẳng quá độ.

Trong số gần 200 ca được y văn thế giới ghi nhận đến nay, có nhiều trường hợp là tử tù, khởi bệnh ngay trong đêm trước ngày thi hành án. Một số ca khác là thuyền viên, xuất hiện mồ hôi máu khi gặp bão tố ngoài khơi, có khả năng chìm thuyền. Đặc biệt, có những trường hợp mất người thân cũng xuất hiện hiện tượng này.

{ keywords}
GS.TS. Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu TW - Ảnh: N.Liên

Với trường hợp nam thanh niên 24 tuổi, qua khai thác, người này tâm sự trước khi bị hiện tượng kỳ lạ này, anh hay bị lo âu, hồi hộp, căng thẳng về tinh thần, mất ngủ thường xuyên.

GS Khang nhấn mạnh, dù người bị ra mồ hôi máu đều trải qua sang chấn về tinh thần hoặc stress quá nặng, tuy nhiên không phải ai có vấn đề tâm lý đều dễ gặp hiện tượng này.

“Nguyên nhân của hiện tượng mồ hôi máu cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người ta cho rằng căng thẳng tột độ, stress nặng, rối loạn tâm lý trong một thời gian lâu dài… đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh bệnh học của hiện tượng hiếm gặp này. Vấn đề trên liên quan đến thần kinh vận mạch, cấu trúc mao mạch của da, ống tuyến mồ hôi…" GS. Khang giải thích

Để điều trị hiện tượng mồ hôi máu, bác sĩ chủ yếu sử dụng thuốc an thần, đồng thời giảm căng thẳng, mất ngủ cho bệnh nhân, tư vấn để giải toả rối loạn tâm lý, tránh stress. Bệnh nhân cũng được yêu cầu không sử dụng chất kích thích như rượu bia, café, thuốc lá, tập thói quen sống lành mạnh và cố gắng kiềm chế cảm xúc, tránh việc xích mích, bất hòa với các mối quan hệ khác.

Sau 1 tháng điều trị, nam thanh niên 24 tuổi giảm dần các triệu chứng rồi khỏi hẳn. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên, chứng mồ hôi máu tái lại 3 lần. Bác sĩ tiếp tục điều trị với phác đồ cũ, cho bệnh nhân tái khám 3 tháng/lần ở năm tiếp theo, phát hiện không còn dấu hiệu của bệnh. Đến nay, sau 3 năm, bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.

Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam nhấn mạnh, những người gặp hiện tượng mồ hôi máu thường sẽ bị stress trầm trọng hơn ban đầu vì hoang mang khi cơ thể có triệu chứng lạ. Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám để nhận được sự tư vấn, điều trị kịp thời của bác sĩ.

Nguyễn Liên

Nam giáo viên tiếng Anh ở TPHCM nhiễm Covid-19 từ người cách ly

Nam giáo viên tiếng Anh ở TPHCM nhiễm Covid-19 từ người cách ly

Tối 30/11, Bộ Y tế công bố về trường hợp mắc Covid-19 trong cộng đồng là nam giáo viên, 32 tuổi, lây nhiễm nCoV từ "bệnh nhân 1342".