Cúp C1

【kết quả trận real betis】Đạo đức Bác Hồ mãi mãi toả sáng cùng dân tộc và thời đại

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Bà Josephine Stenson, nhà nghiên cứu lịch sử Hoa Kỳ, bộc bạch ngay trong bài viết trình bày tại Hội kết quả trận real betis

Báo Cà MauBà Josephine Stenson, nhà nghiên cứu lịch sử Hoa Kỳ, bộc bạch ngay trong bài viết trình bày tại Hội thảo quốc tế nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác rằng, mình đã dành rất nhiều thời gian trong cuộc đời để nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Bà đã tự bỏ tiền túi để đi đến tất cả những nơi Nguyễn Ái Quốc đã đi qua, để tìm hiểu xem ở con người này giữa lời nói và việc làm có tương phản với nhau không? Và thật sự đã thấy, ở con người này sự thống nhất gần như tuyệt đối trong suốt cuộc đời là lời nói đi đôi với việc làm.

Bà Josephine Stenson, nhà nghiên cứu lịch sử Hoa Kỳ, bộc bạch ngay trong bài viết trình bày tại Hội thảo quốc tế nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác rằng, mình đã dành rất nhiều thời gian trong cuộc đời để nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Bà đã tự bỏ tiền túi để đi đến tất cả những nơi Nguyễn Ái Quốc đã đi qua, để tìm hiểu xem ở con người này giữa lời nói và việc làm có tương phản với nhau không? Và thật sự đã thấy, ở con người này sự thống nhất gần như tuyệt đối trong suốt cuộc đời là lời nói đi đôi với việc làm.

Bà cũng tâm sự, bà đã vào nhà ở của Người, lục tìm của riêng của Người. Người không có của riêng. Thật là lạ và hiếm thấy, một con người trên cương vị đứng đầu Ðảng cầm quyền 18 năm và 24 năm trên cương vị đứng đầu Nhà nước mà không hề có một chút của riêng cho mình... Bây giờ, mọi người đến thăm nhà sàn của Bác, ao cá của Bác, nói là của Bác nhưng lại là chung của dân tộc, của Ðảng và của muôn đời các thế hệ mai sau.

Bác Hồ dùng máy cày tại trại thí nghiệm lúa thuộc Sở Nông lâm Hà Nội 1960.        Ảnh tư liệu

Ở Hồ Chí Minh, sự trong sáng trong cuộc đời Người đã đạt đến ngưỡng vô cùng, đến độ “hy sinh tất cả chỉ quên mình”. Trong cuộc nhân sinh, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước hết cũng là một con người bình thường, có cuộc sống bình thường và chắc chắn cũng có những nhu cầu bình thường khác. Nhưng những nhu cầu bình thường đó, với người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành không lớn bằng tình yêu quê hương, đất nước. Ðứng trước cảnh nước mất, nhà tan, Nhân dân ta phải chịu kiếp xích xiềng nô lệ thì cái riêng ấy hoá thành cái chung đã trở thành động lực giúp Người hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia để học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây cho việc thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của thực dân Pháp.  

Trong  Di chúc, Người đã viết: “Về việc riêng - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa…”.

Sinh thời, trên cương vị Chủ tịch nước, Bác còn chị ruột, Nguyễn Thị Thanh và anh ruột Nguyễn Sinh Khiêm. Rất lạ là chị Thanh và anh Khiêm của Bác đều đã ra thăm Bác rồi trở về quê làm ăn, nuôi nhau, đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống Pháp như những người dân yêu nước bình dị lúc đó. Cả chị và anh Bác đều không xin Bác điều gì và Bác cũng không gợi ý hay cho chị và anh một vật gì đáng giá. Thậm chí, khi anh cả Khiêm mất, năm 1950, do việc nước bộn bề, đường sá xa cách, Bác dùng một bức điện để gửi về chia buồn và chịu tạ lỗi trước hương hồn anh. Ở Bác, Người không chỉ chú ý đến cái lớn mà còn chú ý đến điều nhỏ nhất, công tư phân minh, rạch ròi, cho dù Người đang ở trên cương vị đứng đầu Nhà nước…

Một nhà nghiên cứu đã viết về Người: “Cuộc đời Người trong như ánh sáng, như mặt gương càng ngắm, càng trong”. Thể hiện sự trong sáng tuyệt vời ấy, cuộc đời Bác dành hết cho người, cho đời, cho dân tộc và nhân loại, cho cuộc đấu tranh giải phóng loài người: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Toàn bộ cuộc đời Người: “sữa để em thơ, lụa tặng già”. Mỗi bước chân của Người thật giản dị, gần gũi khi đến với nông dân, công nhân, bộ đội, phụ nữ, phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên và nhi đồng. Người đi, không trống gióng, cờ mở mà chân tình như về với người thân trên cương vị là bạn, là cha, là bác, là anh…

Người trọng việc học. Suốt đời Người đã học. Năm 73 tuổi - 1963, Người tâm sự: Về bằng cấp, Bác chưa có bằng tiểu học, nhưng ngày nào Bác cũng học. Không học thì không theo kịp lớp trẻ. Không học sẽ lạc hậu. Với sự học không ngừng nghỉ ấy, Người đã biết và sử dụng thành thạo hàng chục thứ tiếng trên thế giới… Trong quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các dân tộc, quan điểm của Người rất rõ ràng là tôn trọng quyền dân tộc của các dân tộc. Có thể nói, Hồ Chí Minh suốt đời đã đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa các dân tộc, chống lại sự áp bức và nô dịch dân tộc. Người không muốn chiến tranh, chân lý của Người là hoà bình trên cơ sở tôn trọng quyền con người, quyền dân tộc. Dân tộc của Người chỉ cầm súng để tự vệ, để bảo vệ độc lập, tự do và khi ấy cả dân tộc buộc phải cầm vũ khí để bảo vệ và giành lấy sự sống, giành lấy hoà bình…

 Cái “bí quyết” hết sức giản đơn mà Bác đã để lại cho Ðảng ta, dân tộc ta trong việc rèn luyện để có đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư… đó là không ngừng tự rèn luyện, luôn tự xem xét mình, sửa lỗi của mình, luôn nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, không ngừng học tập, học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và nhân loại… Biểu hiện của cái bí quyết đó là đạo làm gương, sao cho mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo là những tấm gương trong sáng trong cả lời nói lẫn việc làm. Ðó chính là thực hiện thiết thực nhất việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác kính yêu.

 Ðạo đức, trí tuệ, định hướng phát triển của dân tộc và nhân loại của Hồ Chí Minh mãi mãi là tài sản vô giá của dân tộc ta và của nhân loại tiến bộ, mãi mãi trường tồn và soi đường cho quá trình vận động tất yếu của lịch sử xã hội loài người đi tới một xã hội văn minh nhất, bình đẳng nhất, tự do và hạnh phúc nhất, đó là chủ nghĩa xã hội - nguyện ước của Bác Hồ kính yêu./.

Nguyễn Thế Cường

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap