【ketquabongda trực tiếp】Tiểu thủ công nghiệp Ninh Thuận: Hình thành cụm liên kết ngành nghề
Phát triển manh mún
Ninh Thuận có nhiều nghề,ểuthủcôngnghiệpNinhThuậnHìnhthànhcụmliênkếtngànhnghềketquabongda trực tiếp làng nghề TTCN, tuy nhiên theo khảo sát của Sở Công Thương tỉnh, các nghề, làng nghề phát triển khá manh mún, sức cạnh tranh trên thị trường không cao. Cụ thể, nghề thủ công mỹ nghệ tại thôn Tập Lá, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc tuy có lịch sử phát triển lâu đời nhưng thị trường tiêu thụ chưa ổn định, sản xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng địa phương. Nguyên do là sản phẩm chưa có nhiều sáng kiến mới về kiểu dáng, sản xuất manh mún...
Hỗ trợ phát triển, hoàn thiện sản phẩm cho các làng nghề |
Tương tự, nghề chế biến hải sản tại thôn Mỹ Tân, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, mặc dù có tới 50% số hộ trên địa bàn làm nghề nhưng thu nhập tương đối thấp, khoảng 2 triệu đồng/người/tháng. Hầu hết cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, sản xuất rời rạc, thiết bị lạc hậu; sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác nên khả năng cạnh tranh thấp; việc tiếp cận nguồn vốn vay cho phát triển sản xuất còn rất hạn chế. Một số nghề, làng nghề giàu truyền thống khác của Ninh Thuận như: Chế biến nước mắm thôn Lạc Sơn 2, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam; thủ công mỹ nghệ thôn Cầu Gãy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải cũng ở tình trạng tương tự, khiến Ninh Thuận chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh trong phát triển công nghiệp nông thôn.
Giải pháp thiết thực
Trước hiện trạng trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề TTCN tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 với các nhiệm vụ cụ thể: Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm, gốm nung; tiếp tục tạo điều kiện phát triển nghề sản xuất sản phẩm từ mây tre, mộc và mộc mỹ nghệ. Đến năm 2020, ưu tiên hỗ trợ phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ từ hạt cây rừng; phát triển công nghiệp chế biến từ nguyên liệu là đặc sản của tỉnh như rượu nho, nho sấy, mật ong, măng khô…
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên, UBND tỉnh đã xây dựng nhiều giải pháp thiết thực. Hàng năm, tỉnh tổ chức từ 1-2 lớp đào tạo nghề TTCN, tập huấn nghiệp vụ ngành nghề chế biến hải sản; hỗ trợ 1-2 doanh nghiệp ứng dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì cho từng loại sản phẩm.
Đặc biệt đến năm 2020, tỉnh sẽ hỗ trợ các ngành nghề TTCN hình thành 1-2 cụm liên kết cùng ngành nghề, trong đó ưu tiên hỗ trợ nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản, nước mắm. Song song với đó, quy hoạch và hình thành vùng nguyên liệu cho các ngành nghề này; thực hiện đầu tư hạ tầng cho các ngành nghề TTCN đang sản xuất…
Bảo đảm kế hoạch được triển khai với hiệu quả tốt, UBND đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, ngành, đơn vị. Riêng Sở Công Thương, với vai trò là đơn vị chủ trì có nhiệm vụ phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch; xây dựng đề án và hỗ trợ kinh phí từ nguồn khuyến công, xúc tiến thương mại cho thực hiện các hoạt động cụ thể; tổng hợp báo cáo, tập hợp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị từ các đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Với tổng kinh phí thực hiện 8,976 tỷ đồng, Kế hoạch hỗ trợ phát triển làng nghề TTCN tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 sẽ hỗ trợ phát triển toàn diện từ sản xuất, hoàn thiện sản phẩm đến mở rộng thị trường cho các làng nghề, nghề TTCN trên địa bàn tỉnh. |