【kết quả tỷ số bồ đào nha】Nâng chất đời sống người dân
Ít đất vẫn trở thành triệu phú
Nhận thấy nuôi hươu lãi nhiều và ít gặp rủi ro,ấtđờisốngngườkết quả tỷ số bồ đào nha khoảng 3 năm trở lại đây, một số hộ dân ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập đã nhân rộng mô hình này, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là gia đình ông Hồ Phan Đại ở thôn Đức Lập, xã Phú Nghĩa đầu tư mua 10 con hươu sao đang trong giai đoạn sinh sản về nuôi, đến nay phát triển thành đàn 13 con các loại. Ông Đại chia sẻ: Nuôi hươu không khó, vì hươu có sức đề kháng cao, ít bệnh. Hươu cũng không kén chọn thức ăn, chủ yếu là các loại lá cây và cỏ nên dễ tìm. Chuồng nuôi chỉ xây đơn giản trong khuôn viên 100m2là đủ. Quan trọng phải chọn hươu giống có nguồn gốc rõ ràng. Con giống từ những con bố có sức khỏe tốt, năng suất cho lấy nhung mỗi năm 2 lần (800g/lần/con) trở lên. Mỗi năm 1 con cắt nhung 2 lần hoặc 2 năm cắt 3 lần. Sau 3 năm nuôi, mỗi con hươu cho thu từ 600-800g nhung/lần cắt. Nhu cầu nhung hươu trên thị trường rất lớn, giá hiện nay khoảng 22-25 triệu đồng/kg, tính ra mỗi con hươu cho thu khoảng 22 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, người nuôi phải có vốn đầu tư ban đầu lớn vì cặp hươu to có giá khoảng 70 triệu đồng, nhỏ cũng 50 triệu đồng. Để ổn định đầu ra, tôi ký hợp đồng 10 năm với công ty thu mua.
Ít đất nhưng năng động trong phát triển kinh tế, gia đình anh Đậu Văn Tuân (ngoài cùng bên phải) ở thôn Bù Gia Phúc 1, xã Phú Nghĩa có thu nhập ổn định 200 triệu đồng/năm
“Toàn xã hiện có 3 hộ nuôi hươu với tổng đàn gần 30 con. Giá nhung hươu tăng ổn định nên Hội Nông dân xã đang có chính sách khuyến khích các hộ tiếp tục tăng tổng đàn, hướng đến thành lập tổ hợp tác, liên kết các hộ chăn nuôi để có hướng hỗ trợ phù hợp” - bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Nghĩa cho biết.
Nhà có 1 ha rẫy, các con đều đang tuổi ăn học nên gia đình anh Đậu Văn Tuân ở thôn Bù Gia Phúc 1, xã Phú Nghĩa chủ động phát triển kinh tế theo mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi để tăng thu nhập. Anh Tuân được tạo điều kiện vay 30 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để mua dê giống. Đến nay, anh Tuân luôn duy trì đàn từ 30-40 con dê các loại và mỗi năm thu khoảng 100 triệu đồng từ bán dê thương phẩm. Anh còn có thêm nguồn thu từ vườn cà phê và cạo mủ cao su thuê nên mỗi năm tích lũy được trên dưới 200 triệu đồng, nhờ vậy cuộc sống ổn định hơn.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Anh cho biết thêm: Hội đang tạo điều kiện cho 28 hội viên vay phát triển sản xuất 289 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân và phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho nông dân vay vốn với tổng dư nợ 9,5 tỷ đồng. Mục đích tạo cơ chế liên kết trong sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần thúc đẩy các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Hiện Tổ liên kết nuôi dê xã Phú Nghĩa thu hút 10 thành viên tham gia với số lượng từ 30-70 con/hộ. Giá dê đang ở mức cao, tạo thêm động lực cho nông dân bám trụ với vật nuôi này và tổ liên kết cũng kết nạp thêm hội viên, tăng số lượng đàn. Nhờ sản xuất hiệu quả, các hộ tham gia tổ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân đều trả hết nợ sau 1 năm.
Ông Trần Đại Lợi, Phó chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa cho biết: “Sau khi về đích NTM năm 2016, trong 2 năm (2017-2018) và 9 tháng năm 2019, nhân dân trong xã tiếp tục đóng góp nâng cấp, sửa chữa đường giao thông, lắp đèn chiếu sáng đường quê và camera an ninh. Cụ thể, vận động nhân dân đóng góp nhựa hóa 3km, bê tông 20km theo cơ chế đặc thù; xây dựng 2 phòng học tại các điểm lẻ Trường mẫu giáo Phú Nghĩa; làm mới công trình điện vào các tổ 2, 6, 7, 8... và xây dựng 11 căn nhà cho hộ dân tộc thiểu số nghèo. Nhờ đa dạng hình thức tổ chức sản xuất, trồng trọt kết hợp chăn nuôi; hộ nghèo được hỗ trợ cây - con giống, đào tạo nghề nên thu nhập của người dân được nâng lên và xã quyết tâm xóa 15 hộ nghèo (toàn xã còn 139 hộ nghèo) trong năm 2019”.
Tập trung phát triển sản xuất
Xác định xây dựng NTM không có điểm dừng, hằng năm huyện Bù Gia Mập đều phân bổ kinh phí, vận động nhân dân đóng góp nâng chất các tiêu chí theo chỉ tiêu UBND tỉnh quy định, trong đó đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân bằng cách tăng thu nhập. Huyện Bù Gia Mập phấn đấu cả giai đoạn 2016-2020 chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm đạt 30%; sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đạt 80%; huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia xây dựng NTM đạt 10-30%; có 50% số xã đạt chuẩn NTM và số xã còn lại đạt 70% tiêu chí NTM; phong trào toàn dân xây dựng NTM đạt 70% trở lên.
Ông Trần Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Gia Mập cho biết: Lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp không chỉ ổn định đời sống của gia đình mà còn góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập - một trong những tiêu chí quan trọng của NTM nâng cao. Do đó, huyện luôn chú trọng thực hiện các mô hình, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong phát triển kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân, trong đó có nhiều mô hình kinh tế được đánh giá cao, thu hút nhiều người tham gia. Đến nay, toàn huyện có 7 hợp tác xã và 13 tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp, câu lạc bộ liên kết sản xuất. Từ nay đến năm 2030, huyện đặt ra mục tiêu: giá trị sản phẩm các loại cây trồng/ha đất bình quân đạt trên 150 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 3%; tổ chức đào tạo lao động mới đạt 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên khoảng 98%; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt từ 45-50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nông dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%...
Ngân Hà