您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【lịch thi đấy c1】6 giải pháp thúc giải ngân vốn đầu tư công

Empire7772025-01-10 15:50:59【Cúp C2】6人已围观

简介Giải ngân thấp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.Giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018Theo Bộ T lịch thi đấy c1

gaii

Giải ngân thấp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018

Theảiphápthúcgiảingânvốnđầutưcôlịch thi đấy c1o Bộ Tài chính, ước thanh toán kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2019 là hơn 213.919 tỷ đồng, đạt 49,83% so với kế hoạch Quốc hội (KHQH) giao và đạt 54,69% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ (KHTT) giao. Kết quả trên vẫn thấp hơn so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2018 đạt 56,24% KHQH giao và 57,93% KHTT).

Trong đó: Vốn trong nước ước thanh toán hơn 201.551 tỷ đồng, đạt 54,58% KHQH giao và đạt 58,34% KHTT (vốn trái phiếu chính phủ giải ngân hơn 10.440 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt hơn 9.435 tỷ đồng). Vốn ngoài nước ước thanh toán hơn 12.367 tỷ đồng; đạt 27,09% KHTT.

Bộ Tài chính nhận định, nhìn chung số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 10 tháng năm 2019 của các bộ, ngành và địa phương đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.

Có 4 bộ, ngành và 9 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%, trong đó, tỉnh Hưng Yên, Nam Định và Hội Nhà văn Việt Nam có tỷ lệ giải ngân đạt trên 90%. Đáng chú ý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều “về đích”, giải ngân đạt 100%.

Tuy nhiên, vẫn còn 29 bộ, ngành và 15 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (54%), trong đó, 15 bộ, ngành và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 40%. Một số bộ, cơ quan trung ương có kế hoạch vốn giao lớn nhưng có tốc độ giải ngân thấp, như: Bộ Giao thông vận tải đạt hơn 32% trong tổng số vốn hơn 25 nghìn tỷ đồng; Bộ Y tế giải ngân được hơn 26% trong tổng số vốn hơn 7.000 tỷ đồng; Viện Khoa học công nghệ Việt Nam giải ngân hơn 9% trong tổng số vốn hơn 2.200 tỷ đồng; Bộ Tài nguyên và Môi trường giải ngân hơn 37% trong tổng số vốn hơn 1.500 tỷ đồng…

Giải ngân thấp gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Theo nhận định của Chính phủ, nguyên nhân chính dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công là do yếu tố chủ quan, nhất là những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện. Trong đó, công tác phối hợp và chỉ đạo điều hành ở một số bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao.

Phải có phương án xử lý số vốn không có khả năng giao trong năm

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 94/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019. Để có cơ sở các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân những tháng còn lại của năm, nghị quyết đã đưa ra 6 giải pháp cụ thể.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư; tháo gỡ kịp thời các rào cản và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công; khẩn trương hoàn thành việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019; giao, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và năm 2019; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Nhóm giải pháp tiếp theo được Chính phủ đưa ra đó là: đổi mới công tác lập, theo dõi, đánh giá và thực hiện kế hoạch đầu tư công; triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, công chức và đạo đức công vụ, tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và thực hiện kế hoạch.

Chính phủ đã giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương tại bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo đúng quy định tại các nghị quyết, kết luận của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đề xuất phương án xử lý đối với số vốn không có khả năng giao trong năm 2019 theo quy định, trước ngày 15/11/2019.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2019 từ dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân không hết số vốn được giao sang cho các dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân tốt, bảo đảm hiệu quả đầu tư trên cơ sở đề xuất của bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Theo đại biểu Quốc hội Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam), để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, rà soát tổng thể việc thực hiện các dự án đầu tư công để đánh giá hiệu quả, tính cấp bách của các dự án, trên cơ sở đó ưu tiên phân bổ vốn kịp thời, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, gây lãng phí và hiệu quả đầu tư thấp.

Minh Anh

很赞哦!(46114)