【trực tiếp bóng đá australia hôm nay】“Giải cứu” nông sản: Nhanh hơn, hiệu quả hơn nhờ báo chí

giai cuu nong san nhanh hon hieu qua hon nho bao chi

Một cuộc họp về “giải cứu” thịt lợn tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có sự tham gia đông đảo của các cơ quan báo chí (ngày 28/4/2017). Ảnh: XT.

"Mặt trận" thông tin

Từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước tích cực lao vào những cuộc “giải cứu” nông sản, hết giúp người trồng chuối ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh thì đến những chuyến xe nặng nghĩa tình giúp bà con nông dân trồng dưa hấu ở Quảng Ngãi… Và mới đây cả nước tập trung sức lực vào giải cứu thịt lợn cho người chăn nuôi trên khắp cả nước từ Đồng Nai cho tới tận Hà Nội, Hưng Yên…

Và phải khẳng định một điều, báo chí luôn đi đầu trong các cuộc “giải cứu”. Sức lan tỏa của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng internet toàn cầu. Đó là cơ sở thực tiễn của việc báo chí tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội. Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin mà còn thể hiện chính kiến, quan điểm đối với các vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. Mặt khác, báo chí cũng đã khơi gợi vấn đề, mở diễn đàn tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp nhân dân hay tập hợp danh sách người chăn nuôi cần được giải cứu để từ đó các chính sách, sự hỗ trợ đến được với họ nhanh và chính xác hơn.

Trong cuộc “giải cứu” thịt lợn thời gian qua, rất nhiều cơ quan báo chí đã tạo các diễn đàn mở để người chăn nuôi và doanh nghiệp có thể gặp nhau và tiếp cận được các giải pháp của các cơ quan chức năng. Ngay từ khi có dấu hiệu giảm giá, Báo Hải quan đã có những tin bài phản ánh giá lợn giảm, sản lượng chăn nuôi có nguy cơ dư thừa ở một số địa phương. Trang Thị trường của Báo Hải quan đã đăng nhiều bài phản ánh về những bất cập trong chăn nuôi lợn, trong khâu phân phối và những bất cập trong quản lý chuỗi sản phẩm thịt lợn... Nhiều báo cũng đã có những hoạt động thiết thực, có thể kể đến chương trình “Kết nối giải cứu người chăn nuôi lợn” của Báo Nông thôn Ngày nay/Báo điện tử Dân Việt. Chương trình đã chia sẻ với những khó khăn với người chăn nuôi lợn, đồng thời làm cầu nối giúp các hộ chăn nuôi kết nối với doanh nghiệp, siêu thị, các tổ chức để tiêu thụ sản phẩm; kêu gọi bạn đọc, nhà từ thiện cùng hỗ trợ giúp bà con nông dân. Đồng thời, Báo Nông thôn Ngày nay cũng kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị, điểm bán lẻ... đang có nhu cầu mua thịt lợn trên toàn quốc liên lạc thông tin tới Báo để có thể có được những nguồn hàng đảm bảo chất lượng, đồng thời đây cũng là cách doanh nghiệp hỗ trợ giúp bà con nông dân tiêu thụ lợn.

Trên thực tế, ngay từ đầu tháng 12/2016, khi các dấu hiệu bất thường về việc tăng đàn lợn một cách nhanh chóng cùng với đó là sự sụt giá nghiêm trọng ngay thời gian cao điểm giáp Tết, nhiều cơ quan báo chí đã ngay lập tức có thông tin từ các địa phương, cập nhật liên tục diễn biến giá hàng ngày để bà con nông dân và các cơ quan chức năng được biết. Đồng thời, cũng gần như ngay lập tức nhờ có sự vào cuộc của báo chí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các văn bản cảnh báo về tình hình phát triển “nóng” đầu lợn cả nước khiến giá xuống quá thấp thời gian qua; đồng thời tăng thực hiện chuỗi liên kết, nuôi theo tín hiệu thị trường.

Trước các thông tin liên tục từ các cơ quan báo chí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kêu gọi các cấp, các ngành chung tay hỗ trợ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu các giải pháp căn cơ để về lâu dài có thể giúp ngành chăn nuôi phát triển. Cùng chung tay “giải cứu” là các bộ, ngành khác như Bộ Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước...

giai cuu nong san nhanh hon hieu qua hon nho bao chi

Thúc đẩy cơ quan chức năng hành động

Vai trò của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống, mà còn ở việc định hướng thông tin tới công chúng. Bên cạnh đó, một bài báo hay, bình luận, phân tích sắc sảo cũng sẽ có tác động mạnh tới người làm chính sách. Các bài bình luận phân tích của báo chí trong các cuộc “giải cứu” đã có giá trị mở đường dư luận xã hội. Từ đó, cần có sự tiếp cận từ nhiều phía, báo chí đã tìm đến các chuyên gia kinh tế, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp để có cái nhìn khách quan, chứ không chỉ dựa theo ý kiến của người chăn nuôi, thông tin từ các doanh nghiệp để từ đó Chính phủ có hướng xử lý kịp thời.

Đồng thời, báo chí cũng tạo áp lực, thúc ép việc các cơ quan chức năng vào cuộc. Bởi vậy, theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, khi báo chí phản ánh tình hình thua lỗ nặng nề, lợn tồn đọng, giá rẻ như cho khi Trung Quốc ngừng mua đã tác động tạo nên một cuộc “giải cứu” cho người nuôi lợn. Các đơn vị bán lẻ, siêu thị đã chấp nhận giảm giá bán thịt 20-30% để kích cầu tiêu dùng, tăng đầu ra. Các công ty chăn nuôi, giết mổ đã bắt đầu tiến hành tăng thu mua lợn, giết thịt cấp đông với số lượng lớn hơn bình thường. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thu mua lợn hơi với giá cao hơn giá thị trường 20-25%, mở các điểm bán ngay tại các huyện, thành phố với giá thịt rẻ hơn thị trường 25-40%.

Bởi thế, vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và sức mạnh của báo chí, niềm tin của công chúng đối với cơ quan báo chí cũng ngày được nâng cao. Trao đổi với báo chí về câu chuyện giá thịt lợn giảm trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn thừa nhận, do những nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và cả báo chí nên giá lợn hơi trong mấy ngày qua đã tăng lên. Và cảm ơn các cơ quan báo chí đã tuyên truyền rất tốt để “giải cứu” giá thịt lợn, tạo ra tâm lý yên tâm vượt qua khó khăn này.

Nhờ đi đến tận từng địa phương, gặp trực tiếp người chăn nuôi, trong các cuộc “giải cứu” báo chí đã đi sâu vào thực tế, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người chăn nuôi đến với các cơ quan chức năng góp phần giúp các cuộc “giải cứu” nông sản đi sâu, đúng và đến được tới người dân.