Mô hình Trồng nấm rơm mang lại thu nhập ổn định cho nông dân xã Kiến Bình,ăngthunhậptừtrồngnấmrơty so ca cuoc huyện Tân Thạnh
Những năm gần đây, nông dân xã Kiến Bình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất bằng việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, góp phần tăng năng suất, lợi nhuận và giải phóng sức lao động. Điều này đồng nghĩa lao động nhàn rỗi ở địa phương tăng, nhất là sau khi kết thúc mùa vụ. Trước thực trạng này, Hội Nông dân xã Kiến Bình mở lớp dạy nghề Kỹ thuật trồng nấm rơm với sự tham gia của 30 nông dân.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh - Nguyễn Quốc Thuận cho biết: “Thấy nhiều người ở các địa phương khác đến thuê đất, mua rơm trồng nấm, có thu nhập cao nên Hội mở lớp dạy nghề Kỹ thuật trồng nấm rơm cho người dân trong xã. Theo đó, Hội mượn đất trống của 1 hội viên và xin rơm của người dân xung quanh để học viên thực hành trực tiếp. Với cách dạy này, học viên rất hứng thú. Sau đó, mô hình trồng nấm rơm đạt hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều người”.
Theo nông dân, trồng nấm rơm có vốn đầu tư thấp, chủ yếu tốn công chăm sóc nhưng giá trị sản phẩm cao. Nguồn nguyên liệu trồng nấm rơm được tận dụng từ rơm rạ sau khi thu hoạch lúa. Rơm sau khi đem về sẽ ủ với vôi từ 10-15 ngày, tiếp theo, nông dân chất vồng (luống), vô meo,... Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng muốn đạt sản lượng, chất lượng, người trồng phải có kinh nghiệm và nắm vững đặc điểm sinh trưởng, phát triển của nấm để có thể điều chỉnh các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm cho thích hợp.