【kết quả trận kasimpasa】Đặt mục tiêu tăng thu ngân sách 3% so với dự toán Quốc hội giao

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Ảnh: TL

Hội nghị dự kiến diễn ra trong 2 ngày 28 - 29/12 với nội dung chính là triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018.

Không để “cỗ máy” phát triển dừng lại

Phát biểu khai mạc phiên họp,ĐặtmụctiêutăngthungânsáchsovớidựtoánQuốchộkết quả trận kasimpasa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị với việc lần đầu tiên có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Thủ tướng đề nghị hội nghị cùng tập trung bàn việc Chính phủ và các địa phương sẽ phải làm gì để đưa Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tích cực hơn nữa trong thời gian tới.

Đánh giá về năm 2017, Thủ tướng cho rằng, tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, nhiều yếu kém nội tại của nền kinh tế chưa được khắc phục. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng, toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc, kiên định đạt mục tiêu rất cao mà Quốc hội đề ra. Đến nay, kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn bộ 13/13 chỉ tiêu được hoàn thành. Kết quả trên là sự đồng tâm hiệp lực của toàn hệ thống, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân, doanh nghiệp (DN) mà theo Thủ tướng “nếu chúng ta bằng lòng và chủ quan, không tiếp tục nỗ lực thì cỗ máy phát triển sẽ dừng lại, khi đó việc khởi động lại từ đầu sẽ rất khó khăn”. Vì vậy, Chính phủ quyết tâm không dừng lại mà thúc đẩy hơn nữa kết quả đã đạt được. Từng bộ ngành, địa phương phải nỗ lực để làm chuyển biến tình hình, Thủ tướng nhấn mạnh.

Sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trình bày Báo cáo tóm tắt về các nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, trong đó nhấn mạnh phương châm hành động của Chính phủ trong năm là: “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”.

Theo nhận định của Chính phủ, năm 2018 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, Chính phủ xác định trọng tâm chỉ đạo điều hành là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí…

Trên cơ sở đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho năm 2018

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018 (Nghị quyết 01) đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng trên tinh thần đổi mới cả về phương pháp, hình thức và nội dung; có mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể gắn với các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực; giảm thiểu những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương; đồng thời chú trọng công tác tổ chức triển khai, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết...

Căn cứ mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế xã - hội năm 2018 theo nghị quyết của Quốc hội, tại dự thảo Nghị quyết 01, Chính phủ đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể trong các ngành, lĩnh vực để phấn đấu thực hiện gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,7% (Quốc hội giao 6,5% đến 6,7%); tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8% đến 10% (Quốc hội giao tăng 7% - 8%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 10%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 15 triệu lượt; có 52 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới; thành lập mới khoảng 135 nghìn DN.

Nghị quyết cũng nêu rõ các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng, như: Tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 41%; hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) đạt khoảng 6,2%; năng suất lao động tăng 5,9%; tỷ lệ đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 43,5%.

Các chỉ tiêu về tài chính - NSNN, gồm: Tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội giao; tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% tổng thu; chi đầu tư phát triển đạt 26% tổng chi NSNN, giải ngân chi đầu tư công đạt 100% dự toán Quốc hội giao; tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN khoảng 64,1%; dư nợ công khoảng 63,9%; nợ chính phủ khoảng 52,5%; nợ nước ngoài của quốc gia 47,6% GDP.

Các chỉ tiêu về cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gồm: Đơn giản hóa, cắt giảm 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh; năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh đạt mức ASEAN-4; giảm 2,5% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2017; giảm 1,7% biên chế công chức và giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương NSNN so với số giao năm 2015.

Để thực hiện các mục tiêu trên, dự thảo nghị quyết đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với 59 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đồng thời, Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện 242 nhiệm vụ cụ thể.

Cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan ghi dấu ấn


Tiếp tục phiên họp, chiều 28/12 tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ. Theo báo cáo, thời gian qua việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của DN, nhất là với những thủ tục về thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, tạo nhiều thuận lợi cho DN phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 19, các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... đã tích cực thực hiện Nghị quyết và đạt một số kết quả rõ ràng, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Một trong những kết quả thể hiện nỗ lực cải cách của các bộ, ngành là chỉ số Nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất (tương ứng tăng 14,78 điểm và 81 bậc), đạt vị trí 86/190 (năm ngoái ở vị trí 167) nhờ nỗ lực mạnh mẽ của ngành Tài chính trong cải cách chính sách và thủ tục hành chính thuế; và của ngành Bảo hiểm trong áp dụng giao dịch điện tử.

Hoàng Yến