Empire777

Sẽ điều chỉnh nhiều quy định về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủCần xây tỷ số nữ tây ban nha

【tỷ số nữ tây ban nha】Giải đáp về chính sách ưu đãi thuế

Sẽ điều chỉnh nhiều quy định về cho vay lại vốn vay ODA,ảiđápvềchínhsáchưuđãithuếtỷ số nữ tây ban nha vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ
Cần xây dựng “danh sách đen” và “danh sách trắng” về ưu đãi thuế
Nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn nhà đầu tư mới
Phát hành sách về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2020
Chính sách hỗ trợ về thuế là “phao cứu sinh" kịp thời
Ngành Thuế: Chuẩn bị kĩ lưỡng để chính sách hỗ trợ về thuế phát huy hiệu quả
3744 11 img 20200622 181154
Công chức Hải quan Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) kiểm tra mặt hàng nguyên phụ liệu gia công NK. Ảnh: H.Nụ

Công ty TNHH may mặc Việt Thiên cho biết, DN chuyên gia công hàng may mặc cho một DN ở Nhật Bản. DN Nhật Bản này chỉ định giao hàng cho một DN ở TP Hồ Chí Minh. Công ty TNHH may mặc Việt Thiên hỏi, trong trường hợp đơn vị nhập vải từ Thái Lan về sản xuất có C/O form D thì khi xuất hàng cho DN ở TP Hồ Chí Minh theo chỉ định của khách hàng thì DN đó có được hưởng thuế NK ưu đãi không? Nếu không, DN đó phải chịu mức thuế suất là bao nhiêu khi NK hàng?

- Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có công văn 1909/TCHQ-TXNK ngày 3/4/2019 hướng dẫn tạm thời các cục hải quan tỉnh, thành phố về việc áp dụng thuế suất thuế NK đối với hàng XNK tại chỗ giai đoạn kể từ ngày 1/9/2016.

Theo đó, trường hợp hàng hóa NK tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt theo quy định tại các nghị định của Chính phủ ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do thì áp dụng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt. Trường hợp hàng hóa NK tại chỗ không thuộc đối tượng nêu trên, đáp ứng điều kiện xuất xứ Việt Nam hoặc từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì áp dụng mức thuế suất thuế NK ưu đãi tại Biểu thuế NK ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Tập đoàn Pung Kook tại Việt Nam nêu công ty trực thuộc chủ đầu tư Pung Kook Corporation, Hàn Quốc có pháp nhân độc lập, có cùng ngành nghề và mô hình kinh doanh là gia công ba lô, túi sách. Nay muốn sáp nhập 2 công ty Pung kook 3 và Joon Sài Gòn vào công ty Pung Kook 2.

Để làm thủ tục sáp nhập, công ty muốn hỏi về thủ tục đối với máy móc thiết bị nhập miễn thuế. Theo đó, các công ty bị sáp nhập có phải liên hệ cơ quan Hải quan thực hiện thanh lý máy móc thiết bị miễn thuế và chuyển mục đích sử dụng sau đó làm thủ tục chuyển nhượng mua bán sau thanh lý với công ty nhận sáp nhập hay không? Đối với nguyên phụ liệu xuất nhập theo hình thức gia công thì thời điểm chốt tồn nguyên vật liệu và thông báo với cơ quan Hải quan là ngày ghi trên giấy chứng nhận đăng ký DN mới có đúng không?

Liên quan đến hàng hóa gửi gia công cho DN chế xuất, công ty A NK nguyên vật liệu miễn thuế để gia công hàng XK. Công ty A gửi nguyên vật liệu cho công ty B là DN chế xuất trong khu chế xuất gia công một số công đoạn của sản phẩm. Vậy khi công ty A nhận lại hàng hóa từ công ty B có phải đóng thuế NK và thuế GTGT hàng NK hay không? Trường hợp cơ quan Hải quan yêu cầu đóng thuế NK thì DN có được hoàn thuế NK sau khi XK hàng hóa hay không?

- Tổng cục Hải quan cho biết, liên quan đến vấn đề xử lý thuế đối với hàng hóa khi sáp nhập công ty, đối với máy móc thiết bị nhập miễn thuế, tại Khoản 11 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 quy định hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế NK. Hàng hóa NK miễn thuế phải thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Cũng tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định đối với hàng hóa NK thuộc đối tượng miễn thuế, sau đó, thay đổi mục đích được miễn thuế thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa XNK; chính sách thuế đối với hàng hóa XNK thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa XNK tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Với các quy định trên, Tổng cục Hải quan cho rằng, trường hợp DN được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, hàng hóa NK để tạo tài sản cố định được miễn thuế NK theo quy định tại Khoản 11 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13, sau đó chuyển nhượng cho DN được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư khác và đã thực hiện Thông báo danh mục miễn thuế theo quy định tại Điều 30 Nghị định 34/2016/NĐ-CP thì tiếp tục được miễn thuế NK.

Trường hợp DN được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, hàng hóa NK để tạo tài sản cố định được miễn thuế NK theo quy định tại Khoản 11 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13, sau đó chuyển nhượng cho DN không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì phải thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP và nộp đủ các loại thuế theo quy định.

Đối với nguyên phụ liệu xuất nhập theo hình thức gia công, tại Điều 59 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 38 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định thì tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa XK chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị NK từ khi NK, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được XK, bao gồm cả việc thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, xử lý phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị; sử dụng nguyên liệu, vật tư NK để gia công tiết kiệm được trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật; cung cấp, xuất trình chứng từ phù hợp với nội dung kiểm tra trong phạm vi các chứng từ được quy định tại Điều 16a Thông tư nêu trên.

Tại Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “... trên cơ sở thông tin cung cấp, cơ quan Hải quan thực hiện phân tích, đánh giá sự phù hợp giữa các dữ liệu do tổ chức, cá nhân gửi qua hệ thống với dữ liệu trên hệ thống của cơ quan Hải quan. Trường hợp xác định phải kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 59 Thông tư này thì thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa XK”.

Do đó, Tổng cục Hải quan cho rằng việc kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa XK; kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư NK, hàng hóa XK thực hiện theo nguyên tắc nêu trên. Văn bản hiện hành liên quan đến thủ tục hải quan không có quy định khi thực hiện kiểm tra thì thời điểm chốt tồn là như thế nào; tuy nhiên, trên cơ sở nội dung trên quyết định kiểm tra, theo yêu cầu của từng cuộc kiểm tra, đoàn kiểm tra sẽ đưa ra cách thức kiểm tra để thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan và các chừng từ có liên quan đến hàng hóa đảm bảo đúng quy định, làm căn cứ kết luận kiểm tra.

Trường hợp hàng hóa DN nội địa đưa đi gia công tại DN chế xuất có nguồn gốc trong nước khi NK trở lại DN được miễn thuế NK theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap