Chủ của những biệt phủ đó có khi là những doanh nhân giàu lên bằng những ngành nghề kinh doanh khác nhau muốn khoe với bàn dân thiên hạ sự giàu có cũng như khoe cái độc lạ,ũkhôngcànquanhữngbiệtphủgỗkèo man city vs liverpool hiếm có của mình. Có những ông chủ lại là những quan chức khi được công luận biết đến thì cố quanh co nguồn gốc tài sản, quá trình xây dựng... Có những biệt phủ thậm chí xây dựng trên đất trái phép, có những biệt phủ là như một đống gỗ quý khổng lồ mà chẳng hề đẹp hay tiện nghi. Nhiều ngôi biệt phủ còn bị nghi ngờ về nguồn gốc gỗ thiếu hợp pháp. Đó là những điều mà ta dễ bắt gặp trên phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua.
Ngày nay, trước sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường, những khẩu hiệu về phát triển xanh, cuộc sống xanh ngày đang trở thành những tiêu chuẩn trong đời sống và sản xuất. Ở nhiều nền văn hóa, người dân không còn xu hướng sử dụng nhiều đồ gia dụng từ gỗ tự nhiên mà thiên hướng sử dụng gỗ công nghiệp để bảo vệ môi trường cũng như việc không ăn động vật rừng quý hiếm là một chuẩn mực đời sống. Do đó, những biệt phủ gỗ quý hiếm có vẻ như một sự lố bịch giữa dòng chảy văn minh nhân loại.
Những ngày qua, mới vào mùa mưa bão nhưng đợt mưa lũ kinh hoàng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc đã làm tan hoang nhiều khu vực dân cư. Chỉ vài ba ngày mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 23 người dân, hàng trăm tỷ đồng của cải vật chất cuốn trôi theo lũ. Quá đỗi bất ngờ và xót xa! Vì đâu những năm gần đây số người thiệt mạng vì mưa lũ liên tục tăng? Các vùng miền trên cả nước đều có lũ, mức lũ cứ leo thang lập kỷ lục? Bên cạnh các lý do khách quan như biến đổi khí hậu, lý do chủ quan như phát triển thủy điện, phát triển nông nghiệp, công nghiệp thiếu khoa học thì một nguyên nhân trực tiếp và tác động lớn nhất khiến lũ gia tăng vẫn là nạn phá rừng.
Nhìn thẳng thực tế, sở thích của chủ nhân những ngôi biệt phủ gỗ nguy nga hoành tráng cũng là một tác nhân đẩy những cơn lũ dâng cao hơn, càn quét thảm khốc hơn mỗi mùa mưa lũ. Khi nhu cầu sử dụng nguồn gỗ rừng lâu năm càng cao thì những cánh rừng ngày càng sớm trọc, mưa lũ càng thêm hung hãn. Lũ thì không càn qua các biệt phủ vì đó đều là những nơi địa thế đẹp, xây cất vững chắc, nhưng những người dân nghèo, ở những vùng sâu, vùng xa lại là những người chịu hậu quả nặng nề cả về đời sống và tính mạng. Dĩ nhiên, gỗ rừng bị khai thác không chỉ để xây các biệt phủ nhưng khi xã hội còn tâm lý sử dụng quá nhiều, lạm dụng gỗ rừng trong đời sống thì công cuộc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường còn lắm chông gai. Đó cũng có nghĩa đời sống và tính mạng của nhiều người dân còn hết sức bấp bênh trước mỗi mùa mưa lũ.