【incheon united đấu với jeonbuk】Tham tán và doanh nghiệp phải kết hợp để khai thác thị trường
Xin ông cho biết,ánvàdoanhnghiệpphảikếthợpđểkhaithácthịtrườincheon united đấu với jeonbuk thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga đã có những động thái hỗ trợ như thế nào để thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường rộng lớn này?
Thời gian qua, kinh thế thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga phát triển rất tích cực. Đặc biệt, trong năm 2017, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch XK đạt 2,2 tỷ USD, tăng trên 35%. Con số này khá cao so với mức tăng trưởng XK chung của cả nước. Về mặt hàng, nhiều mặt hàng XK của Việt Nam có kim ngạch tăng trưởng cao như rau quả, hạt điều, dệt may, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng…
Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga đã có đóng góp nhất định trong thành công đó. Năm 2015, Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu. Hiệp định này có hiệu lực từ tháng 10/2016, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện thuận lợi cho DN XK sang Nga cũng như các nước khác trong Liên minh. Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga đã tham gia hỗ trợ nhiều DN từ công tác xúc tiến thương mại (XTTM), hội chợ triển lãm, nhất là hội chợ lớn về nông sản tại thị trường Nga; trực tiếp hỗ trợ nhiều DN Việt Nam cũng như DN Nga muốn tìm hiểu khách hàng Việt Nam để NK hàng hóa từ thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng tham gia giới thiệu về FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu với nội dung khoảng 90% dòng thuế có thuế NK được cắt, giảm về 0%, qua đó vận động DN Liên bang Nga tăng cường hợp tác nhiều hơn với DN Việt Nam, NK hàng Việt Nam.
Ông có thể đưa ra ví dụ cụ thể về các rào cản mà DN Việt Nam gặp phải tại thị trường Liên bang Nga cũng như cách mà Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga tham gia tháo gỡ giúp DN?
Hiện nay, khó khăn khi XK sang Liên bang Nga cũng như các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu là những thị trường này hạn chế số lượng DN XK. Ví dụ, đối với mặt hàng thủy sản, hiện thị trường Liên bang Nga chỉ cho phép 21 DN Việt Nam XK. Tuy nhiên, DN XK thủy sản Việt Nam hiện nay có xấp xỉ 500 DN, đủ điều kiện XK vào thị trường EU và các thị trường khó tính khác. Trong trường hợp đó, Thương vụ đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT như Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad)… từng bước đấu tranh, làm việc với đối tác, các cơ quan quản lý nhà nước của Liên bang Nga giúp phía “bạn” từng bước thay đổi quan điểm. Thương vụ đã trực tiếp nhiều lần làm việc với Cơ quan quản lý chất lượng động thực vật Liên bang Nga để thuyết phục sản phẩm Việt Nam tốt, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, mời “bạn” vào Việt Nam kiểm tra DN Việt Nam, qua đó từng bước tháo gỡ, hướng tới tăng số lượng DN Việt Nam có thể XK vào thị trường, tăng kim ngạch XK. Cuối năm 2017 vừa qua, phía Liên bang Nga sau khi làm việc đã cử Đoàn kiểm tra sang kiểm tra các DN XK thủy sản Việt Nam cũng như làm việc với cơ quan chức năng Việt Nam. Hy vọng, thời gian tới, sau khi có báo cáo về kết quả kiểm tra, số lượng DN thủy sản được phép XK vào Liên bang Nga sẽ tăng lên.
Đâu là những lưu ý cho DN Việt Nam khi XK vào thị trường Liên bang Nga, thưa ông?
Để XK thuận lợi vào Liên bang Nga, DN cần đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa tốt, tuy nhiên tốt ở đây mang tính chất dài hạn, bền vững. Ngoài ra, DN cũng cần lưu ý tới thanh toán. Hiện nay, đối tác tại Liên bang Nga thường NK theo hình thức trả chậm. Vì thế, DN cần tìm kiếm khách hàng tin cậy hoặc có thể thông qua hệ thống Thương vụ để tìm hiểu khách hàng. Chúng tôi sẽ giới thiệu khách hàng tiềm năng cho DN Việt Nam, giúp DN xác minh đối tác và trực tiếp làm việc với đối tác để giới thiệu.
Xin ông cho biết, hoạt động trọng tâm mà Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cũng như Tham tán thương mại hướng tới để thúc đẩy XK hàng hóa vào Liên bang Nga trong thời gian tới là gì?
Thời gian tới, Thương vụ sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào việc hỗ trợ DN, ngành hàng, tăng cường thúc đẩy, tận dụng tốt hơn nữa lợi thế mà FTA mang lại để XK sang thị trường Liên bang Nga. Bên cạnh đó, tiếp tục trau dồi, nắm thêm những cam kết trong WTO, các FTA, nắm rõ hơn nữa những rào cản thương mại mà nước bạn có thể sử dụng để cản trở, gây khó khăn cho hàng hóa Việt Nam cũng là nhiệm vụ quan trọng. Điều này phục vụ mục đích, Thương vụ có thể phối hợp cùng các DN trong nước, cơ quan trong nước đấu tranh giúp XK hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga ngày một tốt hơn, cố gắng đạt tăng trưởng thương mại cao, hướng tới mục tiêu kim ngạch XNK song phương đạt 10 tỷ USD vào năm 2020 như lãnh đạo hai nước đã đề ra.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Doanh nghiệp mong muốn các Thương vụ quan tâm, cập nhật chính sách của các nước Thời gian tới, với các thị trường XK truyền thống của dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…, DN mong muốn được các Thương vụ tiếp tục quan tâm, cập nhật, dự báo chính sách, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách, tiêu chuẩn về môi trường… Đây là những rào cản hay đặt ra, gây bất ngờ rất lớn cho DN. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, DN dệt may rất quan tâm tới các vấn đề như chiến lược phát triển ngành dệt may, chính sách bảo hộ môi trường… Trung Quốc hiện là thị trường XK dệt may lớn thứ ba của Việt Nam, đồng thời lại là thị trường NK nguyên liệu, phụ liệu lớn nhất của dệt may Việt Nam. Các chính sách tồn trữ, phát triển của Trung Quốc hết sức quan trọng. Với thông tin Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào tháng 3/2018, ngành dệt may có cơ hội ở hai thị trường là Australia và Canada. Bởi vậy, tôi đề nghị Thương vụ ở các nước này hết sức quan tâm, giúp đỡ để DN có thể tận dụng nhanh, có hiệu quả nhất hiệp định này ngay từ đầu. Với thị trường Nga và các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu, trong hai năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng XK sang các thị trường này tốt nhờ FTA Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu, song quy mô còn rất nhỏ. Các trở ngại trong thanh toán qua ngân hàng còn rất phức tạp. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn, cần hỗ trợ từ Thương vụ để phát triển được. Từ trước đến nay, các Thương vụ quan tâm đến ngành dệt may chủ yếu là XK quần áo. Tuy nhiên, hiện nay, dệt may Việt Nam không chỉ có quần áo mà có nhiều mặt hàng có lợi thế cạnh tranh tốt, ví dụ như sợi. Hiện, 10% kim ngạch XK dệt may Việt Nam là XK sợi. Ngoài ra, loại hình không phải sản phẩm vật chất nhưng cũng đang có năng lực tốt là năng lực thiết kế kỹ thuật. Việt Nam có thể XK năng lực thiết kế kỹ thuật quần áo thời trang. Ngoài nhu cầu tìm kiếm khách hàng và thị trường, hiện, ngành dệt may còn có nhu cầu rất lớn là tìm kiếm nhà cung cấp các thiết bị dạng robot theo công nghệ 4.0. Với những sản phẩm mới, nhu cầu mới, bản thân DN trong ngành sẽ cố gắng, nỗ lực, song các DN cũng mong các Thương vụ quan tâm, hỗ trợ… |
Ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Các Tham tán thương mại góp phần củng cố vững chắc cho quan hệ Việt Nam với các nước Thời gian qua, với công tác đối ngoại, Việt Nam đã thực sự hành động theo phương châm đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể. Cùng tập thể cơ quan đại diện ở nước ngoài, nhiều đồng chí Tham tán thương mại tại các địa bàn quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, EU… đã nỗ lực để đưa các sản phẩm hàng hóa, điển hình như mặt hàng tôm, cá, xoài, vú sữa… vào các thị trường nổi tiếng khắt khe. Các Tham tán thương mại đã góp phần củng cố vững chắc cho quan hệ Việt Nam với các nước, bởi ngày nay không thể nói tới hữu nghị chung chung mà quan hệ được cụ thể hóa bằng kinh tế, thương mại, đầu tư. Các Thương vụ là một bộ phận cấu thành quan trọng của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương: Các Thương vụ cần tập trung toàn lực để thúc đẩy XK Là đại diện của Bộ Công Thương tại tuyến đầu, nhiệm vụ của Thương vụ và cán bộ Thương vụ khá nặng nề. Năm 2018 và những năm tiếp theo, các Thương vụ cần tập trung toàn lực để thúc đẩy XK trên địa bàn được phân công phụ trách, theo hướng dành ưu tiên cao cho nông sản, thủy sản và những mặt hàng mà các DN 100% vốn Việt Nam đang sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các Thương vụ cũng cần dành ưu tiên cao cho các thị trường mới để góp phần thay đổi cơ cấu thị trường theo hướng tích cực, cân bằng hơn giữa các khu vực; chú trọng các phân khúc thị trường mà hàng Việt Nam chưa có chỗ đứng hoặc mới chiếm thị phần nhỏ; đặc biệt lưu ý các thị trường mà Việt Nam đang có thâm hụt thương mại lớn, kéo dài nhiều năm để đề xuất các giải pháp phù hợp giúp tăng XK, kiểm soát hợp lý NK, giảm dần, tiến tới cân bằng thương mại tại các thị trường này. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội: Đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch về các điều ước quốc tế Thời gian tới, công việc, trách nhiệm đè lên vai các Tham tán thương mại rất nặng nề. Là hậu phương, những gì thuộc trách nhiệm của Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa để các Tham tán thương mại có điều kiện tốt nhất hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, đề nghị đặt ra với Bộ Công Thương là cần có kế hoạch về các điều ước quốc tế trong vòng 5 năm. Nếu không thể có kế hoạch trong 5 năm thì đầu năm hàng năm, Bộ Công Thương cung cấp cho Ủy ban kế hoạch trong năm đó, dự kiến có bao nhiêu điều ước quốc tế để Ủy ban có kế hoạch sớm, có những động thái nhất định với các đại biểu quốc hội. Tôi mong rằng, mỗi điều ước khi đưa ra Quốc hội sẽ luôn được thông qua với tỷ lệ 100%. Đức Quang (ghi) |