La liga

【tỉ lệ bóng đá trực tuyến】Hiệu quả ứng dụng của đề tài ủ phân hữu cơ

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Đề tài “Ủ rác thải gia đình bằng nấm Trichoderma spp. và vi sinh v tỉ lệ bóng đá trực tuyến

Đề tài “Ủ rác thải gia đình bằng nấm Trichoderma spp. và vi sinh vật có ích để trồng rau an toàn ở huyện Phụng Hiệp,ệuquảứngdụngcủađềtiủphnhữucơtỉ lệ bóng đá trực tuyến tỉnh Hậu Giang” được tiến sĩ Phùng Thị Nguyệt Hồng (Trường Đại học Cần Thơ) nghiên cứu từ năm 2010. Đến năm 2012, đề tài được chuyển giao cho ngành nông nghiệp tỉnh. Sau 5 năm triển khai ra cộng đồng, nấm Trichoderma đã được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.

Ông Nhiều ứng dụng cách ủ phân hữu cơ tại nông hộ để canh tác mãng cầu.

Bà Nguyễn Thị Thanh, ở ấp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Vì tôi trồng rau ăn lá để dùng trong gia đình không sử dụng phân thuốc hóa học nhiều. Tôi thường ủ phân hữu cơ bằng chai nấm mà mấy anh cán bộ kỹ thuật xã giới thiệu, ít dùng phân hóa học để bảo vệ sức khỏe gia đình”. Bà Thanh biết được cách ủ phân hữu cơ cũng nhờ một lần tham gia lớp tập huấn khuyến nông của xã tổ chức. Vì gia đình có nuôi gà, vịt nên bà lấy phân của chúng trộn với rác thải hữu cơ, tro rồi tưới nấm Trichoderma vào. Bà đã áp dụng cách làm này từ năm 2016 cho đến nay. “Mô hình ủ phân hữu cơ trồng rau an toàn được chúng tôi triển khai rộng rãi trong hội viên. Mô hình này giúp hạn chế được lượng rác thải nông thôn, bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh cũng thấy hiệu quả, triển khai kế hoạch hỗ trợ 50 thùng ủ phân compost cho phụ nữ xã. Hoạt động này nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên, gìn giữ vệ sinh và xây dựng tiêu chí 17 cho xã nông thôn mới”, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xã Bình Thành Phạm Thị Chín Em, cho hay.

Ở gần đó, ông Trần Văn Nhiều, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp trồng mãng cầu hơn chục năm nay cũng rất ưa chuộng cách bón phân hữu cơ. Ông nhận định: “Làm vườn lâu năm thì bón phân hữu cơ là hiệu quả nhất, vì vậy tôi cũng thường ủ phân để sử dụng cho vườn mãng cầu hoặc vô bầu ương cây giống để hạt nảy mầm tốt, cây giống phát triển mạnh. Ngoài ra, thỉnh thoảng tôi có mua các loại phân hữu cơ từ các cơ sở uy tín phối trộn chung, bổ sung thêm dưỡng chất cho cây để thay thế phân hóa học”.

Không chỉ ở Phụng Hiệp, nông dân các địa phương khác cũng đã và đang ủ rác thải từ gia đình, từ nông sản làm phân hữu cơ bón lại cho cây. Ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc Hợp tác xã quýt đường Long Trị, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, mua 8 tấn rơm ủ phân bón cho vườn quýt. Ông Út chia sẻ: “Bà con ở hợp tác xã ai cũng đang ủ phân rơm thành phân hữu cơ để bón cho cây quýt tạo độ tơi cho đất, giúp bộ rễ và cây phát triển tốt, lâu bền. Bây giờ ai cũng hiểu được hiệu quả mà phân hữu cơ mang lại”.

Đồng quan điểm với ông Út, ông Phạm Văn Cơ, ở xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy cũng đẩy mạnh dùng phân hữu cơ thay thế phân hóa học. Bởi theo ông Cơ, mỗi vụ cam ông chỉ tốn khoảng 1.000 đồng tiền phân bón cho 1 gốc cam. Chi phí để bón cho 2ha cam sành chỉ khoảng 4 triệu đồng. Trong khi đó, nếu dùng phân hóa học tốn chi phí gấp đôi hoặc gấp ba lần. Phân hóa học còn làm cho đất bị chai, bạc màu, còn phân hữu cơ thì đem lại sự màu mỡ, tơi xốp. Vì vậy, phương pháp ủ phân hữu cơ từ rơm (loại đã chất nấm) phân vịt, tro trấu được ông làm 3 năm nay. Năm nào ông Cơ cũng mua 30 tấn hỗn hợp trên để ủ trộn với nấm Trichoderma bón thúc cho 2ha vườn cam sành.

Theo tiến sĩ Phùng Thị Nguyệt Hồng, chủ nhiệm dự án, thì mục tiêu ban đầu của dự án mong muốn giúp người dân, các hộ gia đình sinh sống bằng nghề nông như trồng lúa, bắp, rau màu, chăn nuôi heo, gà vịt, thả cá… tận dụng được rác thải. Theo tập quán thì nhà dân nào cũng có một hố rác lộ thiên sau hè để rác mục rã tự nhiên. Mà hầu hết bà con chưa biết cách ủ rác thải thành nguồn phân bón cho cây trồng trên nền đất nghèo vừa làm sạch cảnh quan môi trường. Bên cạnh đó, đề tài giúp người dân hạn chế phân hóa học, tiết giảm chi phí sản xuất vừa làm đất không bị chai xấu bạc màu.

Như vậy, mục tiêu của dự án đã được hoàn thành, duy trì, ứng dụng đã mang lại hiệu quả rộng rãi trong toàn dân. Từ một cách làm đơn giản mà có thể giúp cho xã hội cộng đồng phát triển, môi trường trở nên sáng, xanh, sạch, đẹp hơn. Đó cũng là ý nghĩa lớn mà một đề tài nhỏ mang lại cho tỉnh nhà những năm qua.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap